Vì sao 'Venom: Đối mặt tử thù' là bom tấn đáng xem tại rạp?
So với phần phim ra mắt năm 2018, "Venom: Let there be carnage" (Venom: Đối mặt tử thù) là một bước tiến về mặt kỹ xảo và hành động.
Đây là lần đầu tiên Sony mang lên màn ảnh rộng trận chiến khốc liệt giữa hai kẻ thù nổi tiếng truyện tranh Marvel là Venom và Carnage. Thành công này là nhờ sự góp mặt của đạo diễn Andy Serkis – người thường xuyên sử dụng công nghệ mô phỏng chuyển động (motion-capture) dưới tư cách một diễn viên lẫn đạo diễn. Nhờ đó mà bộ phim trở nên hấp dẫn và kịch tính hơn hẳn.
Andy Serkis tham gia diễn xuất từ năm 1989 và còn có 10 năm kinh nghiệm ở vị trí đạo diễn. Ông là người áp dụng thành công công nghệ mô phỏng chuyển động vào điện ảnh trong cả vai trò diễn viên lẫn chỉ đạo diễn xuất. Ngôi sao người Anh đứng sau một loạt nhân vật kinh điển như Gollum trong loạt The Lord of the Rings, Caesar của loạt Planet of Apes và Mowgli: Legend of the Jungle (2018).
Đây là tiêu chí hàng đầu để Sony lựa chọn vị trí “thuyền trưởng” cho Venom: Let There Be Carnage để có thể chuyển thể rõ nét nhất cuộc chiến khốc liệt giữa Venom và Carnage. Bản thân anh hiểu rõ xây dựng một nhân vật có lượng fan hùng hậu như vậy là không hề dễ dàng. Do đó mà Andy Serkis cùng công ty riêng là The Imaginarium đã phải dử dụng những công nghệ CGI (kỹ xảo vi tính) tiên tiến nhất với hơn 20 phát triển.
Anh muốn các nhân vật có sự kết hợp giữa vẻ đẹp chết chóc, nghệ thuật và tính thực tế. Mọi thứ đều phải dựa trên vật lý và logic để khán giả cảm nhận được rằng Carnge và Venom có tồn tại cũng như sợ hãi mỗi khi chúng tung đòn tấn công.
Nhà làm phim sinh năm 1964 giải thích rằng các symbiote được thiết kế để phản ánh vật chủ của chúng. Do đó, anh phân biệt Venom và Carnage bằng cách phản ánh Eddie Brock (Tom Hardy) và Cletus Kasady (Woody Harrelson), tương ứng thông qua thiết kế, khả năng và cách họ di chuyển.
Serkis đã làm việc với các vũ công và diễn viên trên sân khấu nhằm xác định cách chuyển động của hai nhân vật. Venom được xây dựng như một kẻ nóng nảy và ưa thích bạo lực. Nhưng với Carnage, tính cách rối loạn và tâm thần của Kasady được thể hiện qua những động tác đặc trưng và dị thường, khả năng biến thành một hình dạng rùng rợn hay tạo ra xúc tu khắp cơ thể. Serkis so sánh việc chiến đấu với Carnage như đánh nhau với một con bạch tuộc.
Anh dùng công nghệ nắm bắt chuyển động ở một mức độ nhất định để thể hiện một số đặc tính thể chất của Venom, thì nhân vật này được tạo ra chủ yếu thông qua CGI. Quyết định này nhằm giúp Tom Hardy tự do biểu diễn hơn.
Vị đạo diễn sử dụng nghiệm riêng để xây dựng một Eddie Brock/Venom với hai tính cách hoàn toàn riêng biệt với mối quan hệ thú vị. Anh xác nhận thời lượng chạy của bộ phim ngắn hơn so với người tiền nhiệm để tạo ra "chuyến đi kịch tính thực sự", chứ không phải "hứa hẹn quá nhiều thứ".
Đạo diễn Andy Serkis kết luận rằng: “Venom: Let there be carnage" chính là minh chứng tuyệt vời nhất cho thấy công nghệ đã áp dụng vào điện ảnh ra sao”. Thật vậy, những cảnh chiến đấu giữa Venom và Carnage trên phim không chỉ mãn nhãn, ác liệt, tàn bạo mà còn chân thật đến mức rùng mình. Khán giả như đứng ngay giữa màn đụng độ của hai con quái vật đáng sợ bậc nhất truyện tranh Marvel. Đây là một trải nghiệm mà chỉ có màn ảnh rộng mới có thể mang đến.