5 loại rau quả có lớp vỏ mang độc tính, ngon mấy cũng không nên ăn kẻo ảnh hưởng sức khỏe
Trong "vũ trụ" rau quả, có vô số loại có thể ăn được cả vỏ, thậm chí, ăn cả vỏ còn khiến chúng trở nên ngon và hấp dẫn hơn với nhiều người. Tuy nhiên, với 5 loại rau quả này thì tốt nhất đừng nên ăn vỏ của chúng.
Ai cũng biết rằng ăn nhiều rau quả và trái cây chắc chắn sẽ rất tốt cho sức khỏe. Trong số những loại rau quả mà chúng ta thường ăn, mỗi loại có một cách ăn khác nhau, có loại thì phải gọt vỏ mới ăn được vì vỏ của chúng có mùi vị khá khó thưởng thức nhưng lại có những thứ rau quả ăn cả vỏ cũng không hề gì. Thậm chí, việc ăn một số loại rau quả có cả vỏ còn khiến nó trở nên ngon và hấp dẫn hơn nhiều, chẳng hạn như táo, khế, cà tím...
Tuy nhiên, lại có những loại rau quả dù vỏ của chúng ăn vào không mang lại mùi vị khó thưởng thức, thậm chí nhiều người còn thích ăn cả vỏ nhưng đứng trên góc nhìn sức khỏe, tốt nhất bạn đừng nên ăn chúng. Điều này là bởi phần vỏ của các loại rau quả này có chứa một số chất gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.
1. Vỏ khoai lang làm hại gan
Khoai lang tiếp xúc trực tiếp với đất lâu ngày, nhiều chất độc hại sẽ ngấm vào phần vỏ khoai. Do đó, vỏ của nó dễ chứa nhiều kiềm, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Ngoài ra, nếu củ khoai lang xuất hiện các đốm nâu và đen trên vỏ tức là nó bị nhiễm "vi khuẩn đốm đen", chúng có thể tạo ra saponone và saponol, đây là 2 chất có thể làm tổn thương gan và gây ngộ độc.
2. Vỏ khoai tây gây nhiễm độc mãn tính
Vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloid, và hầu như chất độc hại này đều tập trung ở vỏ khoai tây, có thể gây ngộ độc nếu nuốt phải. Vì là ngộ độc mãn tính nên tạm thời không có triệu chứng hoặc không rõ ràng và thường không gây được sự chú ý nhưng tác hại của nó đối với cơ thể là rất lớn. Đặc biệt khoai tây có mầm và vỏ xanh có hàm lượng độc tố này cao hơn nên tuyệt đối không được ăn.
3. Vỏ hồng gây đau bụng
Nghiên cứu y học đã chứng minh rằng axit tannic có thể gây hại cho dạ dày và ruột chủ yếu có trong thịt quả hồng khi quả hồng còn non, và khi quả hồng chín, axit tannic sẽ tập trung ở vỏ quả hồng. Dưới tác dụng của axit dịch vị, axit tannic tương tác hóa học với protein trong thức ăn tạo thành chất kết tủa gọi là đá hồng, dễ gây tức bụng trên, đầy bụng, chán ăn, lâu dần có thể tạo thành sỏi.
4. Vỏ bạch quả gây tổn thương hệ thần kinh
Vỏ bạch quả chứa các chất độc hại như axit ginkgo, axit ginkgo hydro hóa và ethanol… có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và gây ngộ độc sau khi vào cơ thể người. Ngoài ra, thịt bạch quả đã nấu chín cũng không nên ăn quá nhiều.
5. Vỏ hạt dẻ nước có ký sinh trùng
Hạt dẻ nước thường sống ở ruộng lúa, vỏ của hạt dẻ nước dễ chứa ký sinh trùng hoặc trứng của chúng, do đó, nếu vỏ hạt dẻ nước không được làm sạch khi ăn sống sẽ gây bệnh.
Tin nổi bật
Tin Video