Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất liên minh dầu khí với Mỹ để đối phó với "Một vành đai, Một con đường" của Trung Quốc
Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi, gần đây đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng với các công ty Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ, trong đó có hợp đồng 10 tỷ USD mà ADNOC đã bán 49% cổ phần trong các đường ống dẫn khí, thỏa thuận 5 tỷ USD thu xếp vốn từ các công ty tài chính lớn của Mỹ, như BlackRock và KKR.
ADNOC cũng đã trao thầu 5 lô dầu khí lớn cả trên bờ và ngoài khơi có diện tích khoảng 34.000 km2 cho các công ty dầu khí quốc tế của Ý, Ấn Độ, Nhật Bản và đặc biệt là Occidental Petroleum của Mỹ.
Những phát hiện này sẽ giúp ADNOC dễ dàng đạt và vượt qua mục tiêu sản lượng dầu mới 5 triệu thùng/ngày (bpd), vốn là trọng tâm của hành lang hợp tác mới đang được phát triển với Mỹ và Israel, thông qua UAE, Kuwait, Bahrain và một phần là Ả Rập Xê-út, thông qua các "thỏa thuận bình thường hóa" gần đây với Ấn Độ, như một đối trọng trong khu vực với phạm vi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Với tiến triển tương tự, ADNOC có thể phát hiện tới 22 tỷ thùng dầu, cộng với 2 tỷ trữ lượng dầu thu hồi. Những phát hiện mới này có nghĩa là trữ lượng dầu có thể thu hồi của UAE lên đến 107 tỷ thùng, ngang với các loại dầu đá phiến tốt nhất của Mỹ.
Các giao dịch mới này, theo các nguồn tin từ ADNOC, có khả năng liên quan nhiều đến các công ty Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ, phù hợp với con số 10 tỷ USD mà ADNOC đã bán 49% cổ phần trong các đường ống dẫn khí của mình cho các nhà đầu tư nước ngoài trước đó.
Các công ty dầu khí của Ấn Độ ngày càng có vị trí quan trọng mang tính chiến lược đối với ADNOC vì quốc gia này rất quan trọng đối với Mỹ - Israel - UAE trong kế hoạch thiết lập đối trọng trực tiếp với Trung Quốc ở châu Á.
ADNOC khẳng định rằng, ADNOC sẽ phát triển quan hệ đối tác với nhiều công ty Ấn Độ hơn và mở rộng quy mô thương mại và phạm vi quan hệ đối tác dự trữ chiến lược. ADNOC hiện là công ty nước ngoài duy nhất cho đến nay được phép nắm giữ dự trữ xăng dầu chiến lược cực kỳ quan trọng của Ấn Độ.
Cùng với quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ này, chỉ 2 tuần trước đó, chính phủ Ấn Độ đã thông qua đề xuất cho phép ADNOC xuất khẩu dầu từ kho dự trữ xăng dầu chiến lược nếu không có nhu cầu trong nước.
Quyết định này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chính sách của Ấn Độ trong việc xử lý các kho dự trữ quan trọng này. Trước đó, Ấn Độ đã cấm hoàn toàn mọi hoạt động xuất khẩu dầu từ các kho dự trữ xăng dầu chiến lược.
Tập đoàn dầu lửa Occidental Petroleum của Mỹ đã giành được 5.782 km2 trên bờ với ADNOC. Đổi lại là khoản đầu tư ban đầu 514 triệu AED (140 triệu USD), Occidental đã đảm bảo 100% cổ phần trong giai đoạn thăm dò của lô đất rộng 4.212 km2 trên đất liền trong khi ADNOC sẽ giữ lại quyền sở hữu 60% sản lượng khai thác trong 35 năm.
Hợp đồng này này phù hợp với mục tiêu của ADNOC nhằm tăng sản lượng dầu thô khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày, mục tiêu đạt 5 triệu thùng/ngày vào năm 2030 và cũng để tăng sản lượng khí đốt.
Đây cũng nằm trong chiến lược Trung Đông mới của Mỹ nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và Nga ở Trung Đông, đối phó với "Một vành đai, Một con đường" của Trung Quốc.
Dự án (OBOR), sử dụng Iran, Iraq và Syria - cộng với các quốc gia còn lại ở Lưỡi liềm Shia - làm điểm nền tảng chính. ADNOC, và rộng hơn là UAE, là những phương tiện hoàn hảo để Mỹ thúc đẩy chiến lược mới này vì ADNOC là nhà sản xuất năng lượng lớn nhất của UAE (và nhà sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC) và đã có quan hệ tốt với Ấn Độ, nền kinh tế lớn ở châu Á, đối thủ của Trung Quốc.
Tin nổi bật
Tin Video