Kinh doanh

Để thương hiệu 'Hoa Đào xứ Lạng' bay xa

(VOVTV) - Lạng Sơn vốn nổi tiếng là xứ sở của hoa đào. Trên đà phát triển, hội nhập, "hoa đào xứ Lạng" từng bước được nâng tầm, trở thành thương hiệu của du lịch tỉnh Lạng Sơn. Việc bảo tồn nguồn gen quý của cây đào Lạng Sơn đã và đang được các cấp các ngành, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp tích cực triển khai.

Tác giả Duy Thái / VOV Đông Bắc
11/04/2022 21:38

Mỗi độ xuân về, Xứ Lạng chìm trong sắc những giống đào bản địa đẹp và quý như: Đào bích, đào phai, đào bạch, đào chuông, đào Mẫu Sơn...

Riêng đào bạch với sắc trắng tinh khôi, cánh hoa nhiều lớp xếp chồng lên nhau và kích thước hoa to hơn hẳn những loại hoa đào khác. Hoa đào ở Lạng Sơn đa dạng, từ đào rừng, đào nhà, đào thất thốn, quý hiếm hơn là những gốc đào cổ thụ hàng trăm năm tuổi, hay giống đào chuông tự nhiên chỉ có riêng ở vùng núi Mẫu Sơn...

Để thương hiệu 'Hoa Đào xứ Lạng' bay xa - Ảnh 1.

Mỗi độ xuân về, Xứ Lạng chìm trong sắc những giống đào bản địa đẹp và quý như: Đào bích, đào phai, đào bạch, đào chuông, đào Mẫu Sơn...

Hợp tác xã Hoa đào Bản Cao (xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn) là mô hình HTX chuyên trồng và chăm sóc, kinh doanh cây hoa đào. Các hộ trồng đào trong hợp tác xã có thu nhập bình quân lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi vụ đào Tết.

Năm 2018, UNBD tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển giá trị cây đào và tổ chức lễ hội hoa đào Xứ Lạng với tổng vốn đầu tư hơn 114 tỷ đồng.

Để thương hiệu 'Hoa Đào xứ Lạng' bay xa - Ảnh 2.

Việc xác lập nhãn hiệu tập thể hoa đào Lạng Sơn đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo tồn, phát triển cây đào xứ Lạng, thúc đẩy xã hội hóa, nâng cao hiệu quả, giá trị của cây đào…

Sau 3 năm triển khai Đề án, việc tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ vào việc bảo tồn, trồng và chăm sóc cây đào, hoa đào đã được chú trọng, qua đó từng bước nâng cao nhận thức của cơ quan chuyên môn, các hợp tác xã, nhà vườn và người nông dân.

Đã có nhiều đề tài, đề án, nhiệm vụ được triển khai và nghiệm thu như Đề tài “Phục tráng giống đào ăn quả Mẫu Sơn; đề tài nghiên cứu, phát triển cây Đào chuông tại huyện Đình Lập hay đề tài Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Đào cảnh.

Việc xác lập nhãn hiệu tập thể hoa đào Lạng Sơn cũng đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo tồn, phát triển cây đào xứ Lạng, thúc đẩy xã hội hóa, nâng cao hiệu quả, giá trị của cây đào…

Để thương hiệu 'Hoa Đào xứ Lạng' bay xa - Ảnh 3.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị cây đào đã góp phần gắn kết chặt chẽ, tạo sự đồng bộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa du lịch của tỉnh Lạng Sơn

Hiện tổng diện tích trồng đào toàn tỉnh Lạng Sơn ước đạt trên 560 ha (gấp gần 6 lần so với diện tích năm 2017 khi khảo sát xây dựng Đề án). Để đẩy mạnh quảng bá hình ảnh cây đào xứ Lạng, các công ty du lịch đã tích cực kết nối các tour, tuyến du lịch tham quan các vườn đào; Các cấp, ngành phối hợp đẩy mạnh tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch như lễ hội hoa đào, hội chợ hoa đào, hội thi cây hoa đào đẹp vào mỗi dịp Tết đến Xuân về....

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận