Kinh doanh

Xu hướng mua sắm nhu yếu phẩm thay đổi sau đại dịch Covid-19

(VOVTV) - Hưởng lợi từ xu hướng tiêu dùng hiện đại ngày càng gia tăng, thị trường bán lẻ châu Á trong đó có Viêt Nam được ví như mảnh đất màu mỡ với quy mô ước tính lên đến 10.000 tỷ USD.

Tác giả PV / VOVTV
02/03/2022 16:20

Đến năm 2030, Việt Nam có thể có thêm 37 triệu người có mức chi tiêu tối thiểu 11 USD/ngày

Theo nghiên cứu của McKinsey, Việt Nam có vị thế rất tốt để trở thành một động lực đáng kể dẫn dắt câu chuyện tiêu dùng của châu Á bước sang một chương mới. Trong thập kỷ tiếp theo đây, tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam có thể được bổ sung thêm 37 triệu người, theo định nghĩa là những người tiêu dùng tối thiểu 11 USD/ngày tính theo ngang giá sức mua.

Xu hướng mua sắm nhu yếu phẩm thay đổi sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Mô hình cửa hàng mini-mall thu hút khách hàng

Đây là một sự thay đổi lớn. Năm 2000, chưa đầy 10% dân số Việt Nam nằm trong tầng lớp tiêu dùng, nhưng đến nay con số này đã tăng lên 40%. Đến năm 2030, con số này có thể đạt gần 75%.

Sức tiêu thụ mới đang nổi lên mạnh mẽ không chỉ từ những người lần đầu gia nhập tầng lớp tiêu dùng, mà còn do thu nhập của tầng lớp tiêu dùng nói chung có xu hướng tăng vọt trong biểu đồ kim tự tháp thu nhập. Hai tầng cao nhất của tầng lớp tiêu dùng (gồm những người chi tối thiểu 30 USD/ngày) đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất, và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam ở năm 2030.

photo-1646211195579

Chú thích ảnh: Việt Nam có thể có thêm 37 triệu người vào tầng lớp tiêu dùng trong thập kỷ tới

Chưa kể, đô thị hóa cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng thu nhập. Dân số đô thị của Việt Nam dự kiến tăng vọt thêm 10 triệu người trong một thập kỷ tới khi tỷ trọng dân số đô thị tăng từ 37% năm 2020 lên 44% năm 2030.

Cũng cần nhấn mạnh, trong cơ cấu dân số trẻ hóa và đô thị hóa đó, "công dân thế hệ số" nổi lên là khái niệm để chỉ những người sinh trong giai đoạn 1980-2012, gồm Thế hệ Z và Thế hệ Y. Dự kiến đối tượng này sẽ chiếm khoảng 40% tổng tiêu thụ của Việt Nam ở năm 2030. 

Thành viên của thế hệ sành công nghệ số này sống trên mạng và trên điện thoại di động. Điều này đang làm thay đổi các kênh và phương pháp trao đổi thông tin hàng ngày của người Việt, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), nơi các doanh nghiệp tầm cỡ khu vực như Shopee, Lazada và các doanh nghiệp trong nước như Tiki đang hoạt động tích cực.

Khách hàng mua sắm tại cửa hàng WinMart+ nhượng quyền

Như vậy, đối với các công ty bán lẻ tại Việt Nam, chiến lược đa kênh để hoàn thành hành trình tiêu dùng là đúng đắn để tăng doanh thu. Khi mà, một xu hướng nổi bật sau đại dịch hiện nay là sự chuyển dịch tiêu dùng sang thương mại hiện đại.

Nhà bán lẻ Việt Nam đẩy mạnh tích hợp yếu tố công nghệ

Mô hình một điểm đến – đa tiện ích đang dần trở thành xu hướng tất yếu trong bán lẻ Việt Nam nhằm bắt kịp xu hướng hạn chế di chuyển nhiều nơi, lựa chọn các điểm đến tích hợp nhiều nhu cầu mà vẫn an toàn.

Tại Việt Nam, Masan là doanh nghiệp tiên phong triển khai mô hình này khi giới thiệu cửa hàng mini-mall tích hợp WinMart+ (nhu yếu phẩm), dịch vụ tài chính (Techcombank), dịch vụ F&B (kiosk trà và café Phúc Long), dược phẩm và dịch vụ viễn thông Reddi từ giữa năm 2021. Mô hình này đã chứng minh thành công khi 5 cửa hàng thí điểm hoạt động theo mô hình mini-mall đã giúp gia tăng 30% lưu lượng khách hàng so với cửa hàng trước khi áp dụng mô hình này.

Cửa hàng WinMart+ tích hợp Kiosk Phúc Long

Mini-mall còn giúp mỗi điểm bán giảm 44% mức doanh thu cần thiết để đạt điểm hòa vốn tại cửa hàng / ngày. Năm 2022, WinCommerce (WCM) đặt mục tiêu mở 2.000 cửa hàng mini-mall WinMart+ theo 5 hình thức khác nhau, dựa trên phân tích đặc trưng của từng thành phố, ngoại ô, nông thôn ở các cửa hàng mới mở cũng như cửa hàng hiện có của WCM.

Bên cạnh áp dụng mô hình bán lẻ tích hợp, Masan còn mạnh tay thực hiện nhiều thay đổi để cải thiện hiệu quả hoạt động chuỗi WinMart, WinMart+, trong đó có việc tối ưu hóa danh mục sản phẩm, đàm phán với nhà cung cấp và thay đổi cách thức bày trí cửa hàng hấp dẫn hơn. Cụ thể, Masan tối ưu hóa phân loại mã sản phẩm với số lượng SKU của WinMart+ dưới 2.000 và của WinMart là dưới 10.000.

Các biện pháp mạnh mẽ này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt: WinCommerce có lãi ròng sau thuế trong 6 tháng cuối năm 2021, đánh dấu nửa năm đầu tiên có lãi. WCM đạt biên EBITDA 3,6% trong năm 2021, cải thiện 760 điểm cơ bản so với năm 2020.

Masan cũng tận dụng công nghệ để gia tăng hiệu quả chuỗi bán lẻ. Thông qua ứng dụng công nghệ châm hàng tự động, WCM đã nâng tỉ lệ sẵn có của hàng hóa từ 80% lên 96%. Trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh vào năm 2021, số lượng đơn đặt online trung bình mỗi ngày đã tăng 36,5% trong tháng 7 so với tháng 6.

Tuy nhiên, số lượng đơn hàng trong tháng 9 đã giảm 58,7% so với tháng 7 do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã cản trở việc giao hàng. Mặc dù vậy, giá trị đơn hàng trung bình ("AOV") vẫn rất cao, tăng 33% so với kích thước giỏ hàng trung bình của các đơn đặt hàng offline trong phân khúc siêu thị trong Quý 3/2021.

Xu hướng mua sắm nhu yếu phẩm thay đổi sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 5.

98% hộ gia đình Việt có ít nhất 1 sản phẩm của Masan

Masan đã mở rộng sang lĩnh vực viễn thông khi mua lại Mobicast – công ty sở hữu thương hiệu mạng Reddi vào tháng 9/2021. Việc tích hợp Mobicast giúp Masan số hóa nền tảng và xây dựng một giải pháp thống nhất từ offline đến online ("O2O") cho hệ sinh thái tiêu dùng "Point of Life".

Bằng cách kết hợp với cơ sở dữ liệu của Reddi, Masan sẽ xây dựng nền tảng khách hàng thân thiết (loyalty platform) để mang đến giá trị vượt trội hơn nữa. Đây là hệ sinh thái tiêu dùng duy nhất phục vụ từ nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính đến dịch vụ số, chiếm khoảng 80% chi tiêu của người Việt Nam.

Xu hướng mua sắm nhu yếu phẩm thay đổi sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Masan sở hữu nhiều thương hiệu FMCG được người tiêu dùng yêu thích

Với nền tảng khách hàng thân thiết này, Masan sẽ gia tăng nhiều tiện ích, dịch vụ, cũng như giúp người tiêu dùng chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày thông qua các giải pháp fin-tech như tích điểm, hoàn tiền, mua trước trả sau…

Báo cáo phân tích của Công ty CK Bản Việt cho biết: "Masan sẽ sớm triển khai chương trình khách hàng thân thiết nhằm hợp nhất cơ sở khách hàng trên các nền tảng kinh doanh tiêu dùng của công ty.

Chương trình khách hàng thân thiết này nhằm mục đích nâng cao sự gắn bó và tương tác của khách hàng - thông qua việc cung cấp các lợi ích dành riêng cho thành viên của chương trình - cũng như khai thác dữ liệu khách hàng. Masan đặt mục tiêu có 20-30 triệu thành viên chương trình khách hàng thân thiết trong 5 năm tới."

Ý kiến của bạn