Xã Hữu Bằng (Thạch Thất): Nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
(VOVTV) - Trong năm 2022, mặc dù xã Hữu Bằng còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, nhờ sự đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, Đảng bộ xã Hữu Bằng đã tạo nên bước phát triển mới, mang tính đột phá trên mọi lĩnh vực, hầu hết các chỉ tiêu được giao đều đạt và hoàn thành.
Trong tình hình giá cả vật tư, nguyên liệu trong nước có nhiều biến động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đặc biệt, được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thạch Thất; sự tập trung lãnh đạo của Đảng uỷ, HĐND, sự điều hành của UBND xã Hữu Bằng với sự phối hợp của Uỷ ban MTTQ, các ban ngành đoàn thể và sự cố gắng của toàn thể nhân dân trong xã, tình hình kinh tế xã hội của xã Hữu Bằng cơ bản ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Phát triển kinh tế, xã Hữu Bằng đã thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, của huyện Thạch Thất. Sản xuất kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Chính quyền và nhân dân trong xã đồng hành xây dựng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường để quê hương luôn xanh - sạch - đẹp.
Về cải cách hành chính, thực hiện Chương trình số 07-CT/HU của Huyện ủy Thạch Thất, Đảng ủy xã Hữu Bằng đã xây dựng về đẩy mạnh cải cách hành chính và trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ, đội ngũ cán bộ, công chức. Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm.
Hữu Bằng, quyết tâm phấn đấu đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, duy trì mức tăng trưởng kinh tế hợp lý, ổn định phát triển kinh tế gắn với việc đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển văn hoá, ưu tiên đầu tư xây dựng Nông thôn mới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng của một địa phương có thế mạnh về sản xuất Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp, người dân tiếp tục phát triển kinh tế, phấn đấu duy trì tăng trưởng kinh tế, duy trì cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và Kinh tế nông thôn.
Tăng cường công tác quản lý về đất đai, nêu cao vai trò trách nhiệm của bộ máy chính quyền với các giải pháp nhằm ngăn chặn có hiệu quả, không để tình trạng vi phạm đất đai mới phát sinh. Chỉ đạo bộ phận địa chính tập trung hoàn thiện hồ sơ để hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn phát triển kinh tế.
Làng nghề truyền thống nổi tiếng là nghề Mộc và May. Từ khi có nghề đến nay, nghề mộc và may của xã ngày càng đa dạng cả về số lượng và chất lượng, hàng năm thu hút công nhân trong và ngoài xã, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong xã và một số xã lân cận góp phần tăng thu nhập cho nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế làng nghề phát triển bền vững. Lượng công việc nhiều, sản xuất mang tính công nghiệp nên thu nhập của công nhân làm việc tại đây luôn được ổn định.
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước có chuyển biến tích cực. Thực hiện tốt chế độ chính sách, đảm bảo an sinh xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và BHYT cho người dân trong xã.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2023, huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chương trình của Trung ương, Thành phố và Kế hoạch của huyện về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề trong năm 2023.
Tin nổi bật
Tin Video