Vì sao cùng mở nhà hàng, nhưng người khác có lãi, còn quán bạn thì không?
(VOVTV) - Trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực – nhà hàng, kinh doanh đạt lợi nhuận tốt là mục tiêu của mọi chủ quán. Vậy tại sao cùng mở nhà hàng, có chủ nhà hàng thành công, trong khi nhà hàng khác lại ế ẩm? Điểm mấu chốt chính là việc tìm nguồn cung cấp.
Bước 1: Để mở nhà hàng, cần thu thập thông tin các nhà cung cấp thực phẩm
Để biết nhà cung cấp dự định hợp tác là đơn vị như thế nào, điều đầu tiên bạn cần làm là phải thu thập thông tin về nhà cung cấp bằng nhiều nguồn khác nhau. Chủ nhà hàng có thể tham khảo thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội hoặc hỏi nhà hàng hiện đang sử dụng thực phẩm do những đơn vị đó cung ứng.
Bước 2: Đánh giá thông tin và chọn nhà cung ứng tiềm năng
Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết thì bước tiếp theo chính là phân tích, đánh giá ưu - nhược điểm của từng nhà cung cấp. Nhân viên bộ phận thu mua nên đến trực tiếp cơ sở của nhà cung cấp để đánh giá thực tế. Và căn cứ vào những tiêu chí đặt ra, bạn sẽ khoanh vùng chọn những đơn vị muốn hợp tác.
Bước 3: Đàm phán với nhà cung ứng
Đây là giai đoạn bộ phận thu mua của nhà hàng tiến hành đàm phàn với từng nhà cung cấp về yêu cầu từng nguyên liệu, thời gian giao hàng, thủ tục và hình thức thanh toán… Nếu nhà cung ứng nào đáp ứng được yêu cầu từ phía nhà hàng thì xếp vào nhóm nhà cung cấp tiềm năng theo thứ tự ưu tiên.
Bước 4: Mở nhà hàng với giai đoạn cung ứng hàng hóa thử nghiệm
Đến bước này, bộ phận thu mua nhà hàng sẽ triển khai cho nhà cung cấp đứng thứ nhất trong danh sách tiềm năng cung ứng hàng hóa thử nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đơn vị này tuân thủ được những cam kết ban đầu như đã đàm phán thì đặt quan hệ hợp tác lâu dài. Nếu không đạt yêu cầu, cần thử nghiệm nhà cung ứng tiếp theo trong danh sách tiềm năng.
Bước 5: Ký hợp đồng hợp tác chính thức
Khi đã chọn được nhà cung cấp ưng ý và muốn thiết lập mối quan hệ lâu dài, giữa hai bên cần ký hợp đồng hợp tác. Về thời hạn hợp đồng, tốt nhất nên chọn mốc 6 tháng hoặc 1 năm. Vì sau khoảng thời gian định kỳ này, bộ phận thu mua nhà hàng nên tiến hành đánh giá lại nhà cung cấp: chất lượng nguồn nguyên liệu có đảm bảo hay không, thời gian giao hàng như thế nào… để xem xét hợp tác tiếp hay tìm nhà cung cấp khác phù hợp.
Theo nguồn tin từ nhiều chủ nhà hàng, Siêu thị Thực phẩm – Nhà hàng (Ki-ốt số 1 Chợ đầu mối phía Nam Hoàng Mai, Hà Nội) là đơn vị uy tín, chuyên cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường toàn miền Bắc. Siêu thị luôn tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ về thực phẩm, đồng thời cam kết với người tiêu dùng: Không sử dụng bất kỳ hợp chất hóa học, chất bảo quản nằm ngoài danh mục tiêu chuẩn của Bộ Y tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các sản phẩm của mình.
Siêu thị Thực phẩm – Nhà hàng chuyên cung cấp các loại sản phẩm: Thịt tươi sống (thịt bò, thịt gà, thịt heo…); Thủy hải sản tươi sống – đông lạnh (tôm, cua, cá…); Côn trùng cho dân sành nhậu (ve sầu non, dế mèn, nhái khô/ tươi, …); Các loại phụ gia thực phẩm (gia vị an toàn); v.v… Ngoài việc bán trực tiếp tại Ki-ốt, anh Nam – chủ siêu thị cũng nhận bán online qua fanpage, website.
Mối quan hệ giữa nhà hàng và nhà cung cấp là mối quan hệ lâu dài - hơn nữa lại ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực; cho nên, bạn cần phải bỏ thời gian tìm hiểu kỹ trước khi hợp tác với các đơn vị cung ứng thực phẩm giá rẻ, chất lượng. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho chủ đầu tư, quản lý cũng như nhân sự bộ phận thu mua nhà hàng những thông tin tham khảo hữu ích.
Tin nổi bật
Tin Video