Mô mỡ là gì và có vai trò như thế nào trong cơ thể chúng ta?
(VOVTV) - Mô mỡ không chỉ đơn thuần là một cơ quan có nhiệm vụ dự trữ thụ động carbon dư thừa dưới dạng các acid béo glycerol ester (triacylglycerol) mà được sử dụng hiệu quả trong nhiều trị liệu lâm sàng, tế bào gốc nói chung và đóng một vai trò quan trọng trong y học tái tạo nói riêng.
Trong những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tế bào mỡ trưởng thành còn tổng hợp và tiết ra một số enzyme như: Các yếu tố tăng trưởng (growth factors); Các cytokine và hormone có liên quan đến tổng cân bằng năng lượng nội môi; Một số yếu tố được tiết ra từ tế bào mỡ là tiền chất trung gian của phản ứng viêm (pro-inflamlatory mediators) và những protein này được gọi là adipocytokines hay adipokines.
Hiện có trên 50 adipokines khác nhau được biết đến tiết ra từ mô mỡ. Những adipokines này liên quan đến sự điều khiển hàng loạt các phản ứng sinh lý bao gồm kiểm soát việc thèm ăn và cân bằng năng lượng.
Mô mỡ cũng tham gia vào trao đổi lipid của cơ thể, cân bằng glucose nội môi, điều hòa phản ứng viêm nhiễm, hình thành mạch máu, tham gia quá trình cầm máu.
Mô mỡ trong cơ thể tồn tại dưới hai dạng chính là mô mỡ trắng, WAT (white adipose tissues); mô mỡ nâu, BAT (brown adipose tissues) - có màu đậm do mật độ ty thể cao trong cytochromes.
Mô mỡ trắng - WAT
WAT chiếm tỉ lệ trung bình từ 93 - 97% tổng lượng mỡ cơ thể, giúp dự trữ năng lượng, cách nhiệt và là vùng đệm cơ học. Với một cơ thể khỏe mạnh, WAT chiếm 20% trọng lượng cơ thể nam giới, 25% trọng lượng cơ thể nữ giới.
Nơi tích lũy WAT cao nhất là các vùng dưới da của cơ thể, xung quanh các nội tạng. WAT còn có thể được tìm thấy ở một số cơ quan, nó không chỉ có vai trò cách nhiệt, kho dự trữ để sản xuất năng lượng mà còn có nhiều chức năng khác.
Tùy thuộc vào vị trí của nó, WAT có các chức năng chuyên biệt.
WAT ở các cơ quan trong bụng và ngực (không bao gồm tim), gọi là mỡ nội tạng - nhiệm vụ tiết cytokine viêm và do đó liên quan đến các quá trình viêm khu trú và viêm hệ thống. WAT ở cơ xương tiết ra acid béo tự do, interleukin-6 (IL-6) và yếu tố hoại tử mô -α (tumor necrosis factor-α)(TNFα), đóng vai trò quan trọng trong sự đề kháng insulin.
WAT ở mô tim tiết nhiều cytokine trong các phản ứng viêm khu trú và hóa hướng viêm, điều này có thể phát triển xơ vữa động mạch và tăng huyết áp tâm thu. WAT ở thận đóng vai trò trong việc tái hấp thu natri và do đó có thể ảnh hưởng đến thể tích máu nội mạch và cao huyết áp.
Bản chất mỡ trắng khi ở một tỷ lệ nhất định. Nó sẽ rất hữu ích cho sự hoạt động bình thường của cơ thể.
Mô mỡ nâu - BAT
Theo một nghiên cứu năm 2014 do các nhà nghiên cứu của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health) thực hiện và được công bố trên tạp chí Diabetes cho thấy mỡ nâu giúp chúng ta bảo vệ và duy trì nhiệt độ cơ thể.
BAT tích lũy chủ yếu ở bên cạnh cổ, đôi khi sẽ chạy xuống vai và cánh tay hoặc được dự trữ tại khu vực ngay phía trên xương đòn. Các vị trí tích lũy mỡ nâu phổ biến khác bao gồm phần lưng trên, giữa 2 bả vai, và dọc theo 2 bên cột sống.
BAT có khả năng chống lại bệnh tiểu đường theo một cách rất đặc biệt. Theo những nghiên cứu gần đây người có lượng đường huyết thấp sẽ có xu hướng có nhiều mỡ nâu hơn so với những người có lượng đường huyết cao, điều này chỉ ra rằng mỡ nâu đóng một vai trò trong việc kiểm soát glucose trong máu.
Có một loại protein đặc biệt trong BAT có thể cải thiện khả năng chuyển hóa của WAT (khi các nhà nghiên cứu xem xét giống chuột bị mất đi loại protein này, thì những con chuột sẽ có các biểu hiện thiếu năng lượng, tăng cân và mắc bệnh tiểu đường)
Điểm cân bằng - điểm chuyển hóa (metabolic set point)
Mức cân nặng và tỷ lệ của BAT/ WAT của cơ thể mà tại thời điểm đó, não bộ sẽ tự động làm chậm các hoạt động chuyển hóa lại, điều đó sẽ khiến bạn khó để giảm cân hơn
Cho nên muốn giảm cân hiệu quả ta cần quay vòng các hoạt động trao đổi chất - tăng tỷ lệ BAT có thể giúp bạn chống lại việc suy giảm các hoạt động trao đổi chất xảy ra khi bạn bắt đầu ăn kiêng.
Bs Lương Hoài Linh