Uống 4 loại nước này tương đương với uống axit uric
Bạn không nên sử dụng quá thường xuyên, liên tục các loại nước uống này nếu không muốn tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, suy thận.
Nhiều người thắc mắc, tại sao cơ thể họ không có dấu hiệu bất thường gì nhưng xét nghiệm lại thấy chỉ số axit uric cao. Thực tế, nồng độ axit uric cao là báo động, nhắc nhở bạn nên chú ý đến lối sống của mình. Nếu bạn phớt lờ nó, rất có thể trong tương lai bạn sẽ bị gút, bị suy thận.
Dưới đây là những loại nước có nồng độ axit uric cao, không nên sử dụng quá nhiều và liên tục.
1. Trà đặc
Nhiều người thích uống nước tra pha đặc, lại uống nhiều lần mỗi ngày. Thế nhưng họ không biết rằng, trà đặc rất có hại cho thận, vì trong trà có chứa một lượng lớn theophylin, sẽ kích thích tuyến yên của cơ thể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chức nặng bài tiết của thận, cũng ảnh hưởng đến việc bài tiết axit uric. Nếu thích uống trà, chỉ nên pha trà loãng, uống nhiều nước đun sôi sẽ tốt hơn.
2. Các thức uống có ga, có cồn
Các loại đồ uống có cồn, có ga, đồ uống từ đậu phộng hay trà sữa có chứa hàm lượng fructose rất cao, fructose sẽ thúc đẩy sản xuất axit uric trong cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng cao mà nhiều người lại vô ý bỏ qua.
3. Nước ép trái cây
Mặc dù nước ép trái cây thực sự rất tốt, nhưng nó cũng chứa rất nhiều fructose. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ uống 1 ly nước cam mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Do đó, uống quá nhiều nước ép trái cây hoặc ăn các loại trái cây giàu fructose cũng có thể làm tăng axit uric.
4. Nước súp
Một số người nghĩ rằng nồng độ axit uric cao thì không nên ăn quá nhiều thịt hoặc hải sản, chỉ nên ăn nước súp được ninh ra từ các sản phẩm đó. Thế nhưng trên thực tế, điều đó không khả thi. Purine trong thực phẩm hòa tan trong nước. Nước súp chỉ đơn giản là dung dịch hỗn hợp purine. Chất purine trong nước súp thậm chí còn cao hơn trong thịt, vì vậy không thích hợp để dùng thường xuyên.