Tin tức

Trùng Khánh: Từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu

(VOVTV) - Năm 2022, mặc dù còn có nhiều khó khăn, thách thức, khả năng cân đối các nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế, nhưng Trùng Khánh đã tập trung xây dựng, góp phần hoàn thành những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.

Tác giả Lê Dung
01/04/2023 11:37

Trùng Khánh là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng, có diện tích tự nhiên 688,01 km2, dân số trên 73.000 người; trong đó, dân tộc Tày, Nùng chiếm trên 90%. Trùng Khánh cách thành phố Cao Bằng 58 km, cách Hà Nội 307 km, có 2 cửa khẩu quốc gia và các đường tiểu ngạch khác. Trùng Khách còn được thiên nhiên ưu ái sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng là những điểm du lịch vô cùng hấp dẫn với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, đó là Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc…. và rất nhiều những địa điểm du lịch hấp dẫn khác.

Trùng Khánh: Từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu  - Ảnh 1.

Thác Bản Giốc không gian thiên nhiên của núi rừng vô cùng đẹp và hùng vĩ. Thác cũng là ranh giới tự nhiên giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc

Khó khăn và thách thức

Trong năm 2022, mặc dù còn có nhiều khó khăn, thách thức, khả năng cân đối các nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, nhưng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Huyện uỷ, UBND huyện, các Sở ngành có liên quan của Tỉnh; giám sát của HĐND huyện, cùng với sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn của huyện và cấp ủy chính quyền xã, sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện; với sự cố gắng của các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nên công tác đầu tư xây dựng có những chuyển biến tích cực, thu được kết quả đáng kể, góp phần hoàn thành những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.

Cũng năm 2022, UBND huyện đã Quyết định giao vốn cho các chủ đầu tư thực hiện, với tổng kinh phí là: 180,801 tỷ đồng, phân bổ cho 280 công trình

Đến tháng 12/2022, Ủy ban nhân dân huyện đã giải ngân 80,1 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 44,3%. Số còn lại chuyển nguồn sang năm 2023 là 100,7 tỷ đồng.

Trùng Khánh: Từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu  - Ảnh 2.

Điểm du lịch tâm linh chùa Phật Tích vừa là một địa điểm du lịch tâm linh và cung là một địa điểm đánh dấu cột mốc biên giới của Việt Nam và Trung Quốc.

Uỷ ban nhân dân huyện Trùng Khánh được UBND tỉnh giao quản lý, bảo dưỡng thường xuyên 27 tuyến đường, trong đó: 03 tuyến đường tỉnh, chiều dài 41km (Trong đó: huyện Trà Lĩnh cũ là 01 tuyến, chiều dài 14km). 24 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 197,9km. Hiện nay các nhà thầu đã thực hiện xong lần một về duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường. Đã kịp thời khắc phục, sửa chữa các điểm bị sạt lở do mưa bão, các ổ gà, xụt lún… giúp cho các phương tiện tham gia giao thông được thường xuyên và liên tục.

Đầu năm 2023, Ủy ban nhân dân huyện đã phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 176 công trình, với tổng mức là là 286,678 tỷ đồn. Trong đó: Hoàn thành 08 công trình, chuyển tiếp 83 công trình, khởi công 40 công trình, chuẩn bị đầu tư 45 công trình.

Trùng Khánh: Từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu  - Ảnh 3.

Làng Khuổi Ky sẽ là một địa điểm du lịch vô cùng độc đáo đối với du khách với những ngôi nhà được làm bằng đá vô cùng đặc biệt.

Trùng Khánh: Từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu  - Ảnh 4.

Cửa khẩu tiếp giáp với quốc gia Trung Quốc, của khẩu Pò Peo thuộc bản Nà Han xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Cửa khâu là điểm cuối của tỉnh lộ 211, cách thị trấn Trùng Khánh khoảng 22 km theo đường này là bạn có thể đến với của khẩu Pò Peo.


Phát triển nền công nghiệp không khói

Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, huyện Trùng Khách xác định Du lịch gắn với khai thác các giá trị di sản văn hóa truyền thống đã, đang là nhu cầu, xu hướng của các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.

Lãnh đạo huyện nắm bắt được Trùng Khánh đang sở hữu những kho báu văn hóa truyền thống đặc sắc, quý giá cùng các tập quán, lễ hội, nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực đặc sắc. Các địa điểm du lịch nổi tiếng đã và đang giúp cho Trùng Khánh trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp không khói, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển KT-XH.

Trùng Khánh: Từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu  - Ảnh 5.

Động Ngườm Ngao là một địa điểm du lịch hấp dẫn dành cho du khách, động có chiều dài lên đến hơn 2000m và có đến 3 cửa động chính là Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn.

Huyện đã cùng nhân dân Trùng Khánh tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch, như: duy trì và tổ chức các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện (Lễ hội đền Hoàng Lục, xã Đình Phong; Lễ hội Co Sầu, thị trấn Trùng Khánh; Lễ hội Cầu mùa xã Cao Thăng, xã Trung Phúc; Lễ hội Lồng Tồng xã Cao Chương, xã Tri Phương; Lễ hội Háng Tán, thị trấn Trà Lĩnh; Lễ hội Thanh minh, xã Quang Trung…).

UBND huyện Chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tiếp tục phát triển sản phẩm lúa nếp Ong, cam, quýt, vịt cỏ và các sản phẩm đan lát, các sản phẩm ẩm thực đặc trưng của địa phương.

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển cơ sở lưu trú du dịch trên địa bàn. Bảo tồn, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch được quan tâm. Duy trì tốt 3 câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng gắn với du lịch cộng đồng (homestay) tại xã Đàm Thủy và một số xã lân cận, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Chi hội bảo tồn dân ca các dân tộc huyện thường xuyên được củng cố, kiện toàn; các phân chi hội tập hợp hội viên tổ chức nhiều chương trình biểu diễn phục vụ nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trùng Khánh: Từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu  - Ảnh 6.

Phong Nậm là một xã nhỏ nằm ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. đến đây du khách như đang được đắm chìm trong một không gian thiên nhiên với hình ảnh những ngôi nhà đang được nằm khép nép dưới những tán lá cây hay nằm cạnh bên sườn đồi nhỏ tạo cho du khách một cảm giác vô cùng bình yên.

Phối hợp với Hội bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh và các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện các nội dung, chương trình đề tài khoa học phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa Dá Hai xã Thông Huề;

Biên soạn hoàn thiện bộ tài liệu truyền dạy và tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của nhân dân trong bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Dá Hai gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Huyện Trùng Khánh chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch với nhiều hình thức như: thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử huyện, đăng tải các nội dung và các tin, bài, ảnh nổi bật về du lịch của huyện.

Tổ chức đón và tạo mọi điều kiện cho các đoàn thực hiện phóng sự, giới thiệu tin, bài... nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc, hình ảnh thiên nhiên, con người Trùng Khánh, thực hiện các chương trình giới thiệu mảnh đất, con người, các điểm di tích, danh lam thắng cảnh, điểm du lịch tại huyện.

Trùng Khánh: Từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu  - Ảnh 7.

Dòng sông Quậy Sơn là dòng sông bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc vào Trùng Khánh.

Trùng Khánh: Từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu  - Ảnh 8.

Cầu treo trên sông Bắc Vọng - một góc nước non Trùng Khánh.

Các cấp, ngành của huyện vận động, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, chăn nuôi, trồng rau sạch; sản phẩm đan lát, phát triển cây dẻ, vùng dẻ theo mô hình sản xuất tạo ra sản phẩm sạch, an toàn phục vụ du lịch tại các xã, thị trấn.

Tiếp tục đầu tư, chỉnh trang đô thị thị trấn Trùng Khánh, thị trấn Trà Lĩnh, các điểm dừng nghỉ trên Quốc lộ 4A, các điểm ngắm cảnh của Công viên địa chất Toàn cầu UNNESCO Non nước Cao Bằng và một số địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch.

Định hướng cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch đặc sắc nhằm thúc đẩy phát triển du lịch; tổ chức Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc năm 2023.

Ý kiến của bạn