Thị trường ngày 8/12: Giá dầu, vàng, đồng, sắt thép và cao su đồng loạt tăng, cà phê rời khỏi mức cao nhất 10 năm
Mối lo ngại về tác động của biến thể virus corona Omicron suy giảm đã thúc đẩy xu hướng thị trường đi lên. Chốt phiên giao dịch ngày 7/12, giá dầu, vàng, đồng, sắt thép và cao su đồng loạt tăng, trong khi cà phê rời khỏi mức cao nhất 10 năm.
Giá dầu tăng 3%
Giá dầu tăng hơn 3%, sau khi tăng gần 5% trong phiên trước đó, do lo ngại về tác động của biến thể virus corona Omicron đối với nhu cầu nhiên liệu toàn cầu suy giảm.
Chốt phiên giao dịch ngày 7/12, dầu thô Brent tăng 2,36 USD tương đương 3,2% lên 75,44 USD/thùng, sau khi tăng 4,6% trong phiên trước đó còn dầu thô Tây Texas WTI tăng 2,56 USD tương đương 3,7% lên 72,05 USD/thùng, trong phiên trước đó tăng 4,9%.
Trong tuần trước, giá dầu giảm do lo ngại vắc xin có thể kém hiệu quả đối với biến thể Omicron mới, dấy lên mối lo ngại các chính phủ có thể áp đặt các hạn chế mới sẽ làm nhu cầu nhiên liệu giảm.
Ngoài ra, giá dầu tăng còn do dự báo tồn trữ dầu thô của Mỹ sẽ giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Đồng thời, giá dầu được hỗ trợ bởi sự trì hoãn trở lại của dầu Iran, với các cuộc đàm phán hạt nhân gián tiếp giữa Mỹ và Iran đã gặp những trở ngại. Đức hối thúc Iran đưa ra các đề xuất thực tế trong các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này.
Giá khí tự nhiên rời khỏi mức thấp nhất 4,5 tháng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng từ mức thấp nhất 4,5 tháng, sau khi giá dầu thô Mỹ tăng 4% và giá khí đốt tại châu Âu tăng 6%, sẽ đẩy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng đạt mức cao kỷ lục.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn New York tăng 5,1 US cent tương đương 1,4% lên 3,708 USD/mmBtu, trong phiên trước đó giảm hơn 11% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 15/7/2021.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng bất chấp dự báo thời tiết tại nước này ôn hòa hơn và nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới thấp hơn so với dự báo trước đó.
Giá vàng tăng
Giá vàng tăng do các nhà đầu tư tập trung vào số liệu lạm phát của Mỹ trong tuần này, điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,2% lên 1.782,39 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn New York tăng 0,3% lên 1.784,7 USD/ounce.
Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ hôm thứ 6 (10/12/2021) có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trước cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang vào ngày 14-15/12/2021.
Giá đồng tiếp đà tăng
Giá đồng tăng sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ và nhập khẩu tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới tăng.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,6% lên 9.562 USD/tấn.
Nhập khẩu đồng của Trung Quốc trong tháng 11/2021 tăng tháng thứ 3 liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2021, do nhu cầu tăng sau cuộc khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp giảm bớt. Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 11/2021 tăng 31,7%, so với mức tăng 19,8% trong tháng 10/2021 và cao hơn so với dự báo tăng 20,6%.
Giá quặng sắt và thép đều tăng
Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore tiếp tục tăng, khi biện pháp thúc đẩy thanh khoản đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tại nước sản xuất và tiêu thụ thép hàng đầu – Trung Quốc.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Đại Liên tăng 6,7% lên 659,5 CNY (103,56 USD)/tấn. Trong đầu phiên giao dịch, giá quặng sắt tăng 9% lên 673,5 CNY/tấn – cao nhất kể từ ngày 29/10/2021.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Singapore tăng 10 USD tương đương 9,7% lên 114,15 USD/tấn.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây tăng 1,3%, thép cuộn cán nóng tăng 1%, trong khi thép không gỉ giảm 0,8%.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, rời khỏi chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp, do lo ngại về tác động của biến thể virus corona Omicron đối với nền kinh tế toàn cầu suy giảm, cùng với đó là đồng JPY giảm so với đồng USD cũng hỗ trợ thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Osaka tăng 0,3 JPY lên 237,0 JPY (2,1 USD)/kg.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 125 CNY xuống 14.510 CNY (2.281 USD)/tấn.
Giá cà phê rời khỏi mức cao nhất 10 năm
Giá cà phê arabica và robusta giảm, sau khi đạt mức cao nhất 10 năm mới trong đầu phiên giao dịch, do tắc nghẽn vận chuyển container, tồn trữ giảm, triển vọng sản lượng giảm và tâm lý lạc quan về thị trường tài chính.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE giảm 6,55 US cent tương đương 2,6% xuống 2,433 USD/lb, trong phiên có lúc đạt 2,5235 USD/lb – cao nhất kể từ năm 2011.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London giảm 42 USD tương đương 1,8% xuống 2.273 USD/tấn, trước đó trong phiên đạt 2.334 USD/tấn – cao nhất kể từ năm 2011.
Giá đường tiếp đà tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE tăng 1,6% lên 19,48 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London tăng 1,4% lên 503,4 USD/tấn.
Giá ngô và lúa mì tăng, đậu tương giảm
Giá đậu tương tại Mỹ giảm, bởi các dấu hiệu cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gia tăng, có thể dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung thị trường nội địa.
Trên thị trường Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 2-1/2 US cent lên 5,86 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 2-1/4 US cent lên 8,08-1/2 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2022 giảm 11-1/4 US cent xuống 12,5-1/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ cao nhất 2 tuần
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 2 liên tiếp lên mức cao nhất 2 tuần, do sản lượng và tồn trữ trong tháng 11/2021 suy giảm.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 181 ringgit tương đương 3,81% lên 4.931 ringgit (1.165,72 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 22/11/2021.
Tồn trữ dầu cọ của Malaysia trong tháng 11/2021 giảm 3,5% so với tháng trước đó, xuống mức thấp nhất 4 tháng (1,77 triệu tấn).
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 8/12:
Tin nổi bật
Tin Video