Thế giới tiêm 3 tỷ liều vaccine COVID-19, ba nước Trung Đông dẫn đầu
Theo AFP, tính tới 29/6, hơn 3 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên khắp thế giới.
Tốc độ tiêm chủng đang được đẩy nhanh. Trong khi mất 20 tuần để tiêm 1 tỷ liều đầu tiên, các nước chỉ cần cần 4 tuần để chuyển từ mốc 2 tỷ lên 3 tỷ liều.
Trung Quốc là nước tiêm nhiều vaccine COVID-19 nhất thế giới với 1,2 tỷ liều. Ấn Độ, Mỹ lần lượt xếp sau với 329 triệu và 324 triệu liều.
Nhưng bộ ba các nước Trung Đông lại đang dẫn đầu về mức độ bao phủ vaccine (trừ các quốc gia có dưới 1 triệu dân). Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã tiêm 153 liều/100 người, vượt lên Bahrain và Israel với 124 liều/người.
Cả 3 nước này gần như đã tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 60% dân số.
Theo sau họ là Chile (118 liều/100 người), Anh (113), Mông Cổ (111), Uruguay (110), Hungary (107), Qatar (107) và Mỹ (98).
Các quốc gia trên tiêm đủ hai mũi cho khoảng 1/2 dân số (từ 46 đến 54%).
Liên minh châu Âu tiêm 357 triệu mũi tiêm cho một nửa số dân, 32% được chích ngừa đầy đủ.
Nhưng trên toàn cầu, việc tiêm chủng nhìn chung vẫn bất bình đẳng ngay cả khi các nước nghèo đã bắt đầu tiêm chủng nhờ chương trình chia sẻ vaccine COVAX.
Trong khi các nước nghèo nhất thế giới mới chỉ tiêm 1 liều/100 người, các nước giàu nhất tiêm 1 liều/79 người.
5 quốc gia vẫn chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng là Tanzania, Burundi, Eritrea, Haiti và Triều Tiên.
Vaccine AstraZeneca là vaccine được sử dụng nhiều nhất trên thế giới khi 80% tổng số quốc gia đã tiêm chủng sử dụng. Sau đó tới vaccine Pfizer với tỷ lệ 47%. Vaccine Sinopharm (của Trung Quốc) và Moderna (của Mỹ) được sử dụng tại 48 quốc gia, Sputnik V ở 41 nước, Johnson & Johnson ở 31 và Sinovac ở 24.
Tin nổi bật
Tin Video