Thăng trầm công tác thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên
(VOVTV) - Hàng trăm giáo viên có thâm niên công tác tại Hà Nội bị ảnh hưởng bởi Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xét thăng hạng giáo viên, đã viết đơn kiến nghị lên UBND thành phố và Sở Nội vụ. Các đơn vị liên quan hồi đáp ra sao? Tiến trình thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên có những chuyển biến gì?
Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xét thăng hạng giáo viên có nêu điều kiện để được xét thăng hạng đợt này, giáo viên tiểu học và THCS cần có thời gian giữ bằng ĐH 9 năm, theo chuẩn mới của Luật Giáo dục 2019. Điều này ảnh hưởng chủ yếu đến các giáo viên lâu năm bởi "chuẩn cũ" đã đạt, còn "chuẩn mới" thì chưa đủ thời gian.
Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xét thăng hạng giáo viên có nêu điều kiện để được xét thăng hạng đợt này, giáo viên tiểu học và THCS cần có thời gian giữ bằng ĐH 9 năm, theo chuẩn mới của Luật Giáo dục 2019. Điều này ảnh hưởng chủ yếu đến các giáo viên lâu năm bởi "chuẩn cũ" đã đạt, còn "chuẩn mới" thì chưa đủ thời gian.
Thực tế, công tác thăng hạng chức danh nghề nghiệp với giáo viên đã được cải thiện nhiều thời gian qua. Trước đó, Chính phủ đã quyết định bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, trong đó có giáo viên, mà chỉ còn xét thăng hạng. Điều này đã góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí xã hội cũng như giảm thủ tục hành chính.
Dù không còn phải trải qua một kỳ thi tốn kém và khó khăn mới được thăng hạng như các năm trước, nhưng giáo viên vẫn phải đủ tiêu chuẩn mới được xét thăng hạng. Câu hỏi thế nào là đủ tiêu chuẩn vẫn phụ thuộc vào Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc điều chỉnh lại Thông tư 08 để hài hòa và đảm bảo quyền lợi của giáo viên, đặc biệt là những giáo viên lâu năm có nhiều cống hiến cho ngành, bởi trên thực tế, Thông tư 08 vẫn là văn bản có tính pháp lý cao nhất để các cơ quan liên quan lấy làm căn cứ triển khai xét thăng hạng cho giáo viên.
Tin nổi bật
Tin Video