Sỏi mật - Nỗi lo thường trực trong đời sống hiện đại
(VOVTV) - Bệnh sỏi mật có tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam. Nếu phát hiện các triệu chứng liên quan đến sỏi mật, bạn cần đến ngay bệnh viện để được điều trị.
Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
Bệnh sỏi mật xảy đến khi sạn mật nằm trong những đường ống của hệ thống túi mật. Những ống mật này có thể là ống gan mang mật ra khỏi gan, ống dẫn mật luân chuyển mật tới lui từ gan đến túi mật và ống mật chung dẫn mật từ những ống mật và ống gan đến ruột non.
Nguyên nhân và các loại sỏi mật
Bệnh sỏi mật có nhiều loại và nguyên nhân khác nhau. Thông thường, sỏi mật được chia làm 3 loại chính.
- Sỏi mật chứa sắc tố mật: Loại này chủ yếu là sỏi chứa sắc tố mật đậm màu hình thành ở ống mật chung. Sỏi mật sắc tố được tạo thành từ bilirubin.
- Sỏi cholesterol: Đây là loại sỏi mật màu vàng xanh được hình thành ở túi mật và thường được tạo nên do cholesterol cứng lại. Sỏi cholesterol thường chủ yếu được tìm thấy ở ống mật chung sau khi chúng đi di chuyển từ túi mật xuống.
- Sỏi kết hợp: Loại sỏi này là sự kết hợp ở hai hoặc nhiều hợp chất bao gồm canxi, phosphate, protein, cystine.
- Sỏi dư thừa: Thỉnh thoảng, sỏi có thể còn lại sau khi cắt bỏ túi mật. Chủ yếu chúng được tìm thấy trong 3 năm sau khi bệnh nhân trải qua phẫu thuật.
- Sỏi mật hồi quy: Sỏi hồi quy tiếp túc phát triển trong ống mật chung sau khi túi mật bị loại bỏ.
Những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi mật
Các yếu tố nguy cơ sự phát triển của sỏi mật bao gồm: Mang thai, dùng hormone thay thế, gia đình có di truyền bệnh sỏi mật, độ tuổi trên 40, bệnh béo phì, giảm cân cấp tốc, chế độ ăn giàu chất đạm, chất bột nhưng thiếu chất xơ.
Hay mắc các bệnh lý như: Bệnh về chuyển hóa như tiểu đường type 2 và kháng insulin, bệnh viêm gan nhiễm trùng hệ thống ống dẫn mật, mắc bệnh thiếu máu tan huyết, những người có tiền sử về bệnh hoặc đã cắt túi mật trước đó.
Những người tồn tại những nguy cơ hay mối lo về sự phát triển về sỏi mật nên tìm đến bác sĩ để tư vấn và giúp phòng ngừa.
Triệu chứng
Khi sỏi gây ra cho bệnh nhân cảm giác đau đớn, đó là bởi vì nó đang nằm chặn ngay tại gan, túi mật hoặc ống mật chung. Thời kì này có thể dẫn đến những cảm giác cực kì khó chịu.
Một số người mang sỏi nhưng lại không có bất cứ dấu hiệu gì cụ thể, tuy nhiên bệnh nhân có thể cảm thấy các bệnh về túi mật như căng tức và đau ở vùng phía trên bụng bên phải, hầu hết sau khi ăn một bữa no. Cảm giác đau chủ yếu cư trú ở sau xương ức và có thể lan lên xương vai. Khi một viên sỏi nằm tại ống mật chung, các triệu chứng có thể như:
- Đau tức thường kéo dài cảm giác dữ dội trong vài giờ
- Sốt
- Ớn lạnh
- Da vàng, mắt trắng bệch
- Buồn nôn và nôn
- Nước tiểu sậm màu
Nếu tình trạng sỏi để lâu dễ dẫn đến viêm gan, viên túi mật, tổn thương túi mật, ống mật chung, nhiễm trùng, sỏi tuy tạng, viêm tuỵ.
Chẩn đoán
Trong suốt quá trình đánh giá sỏi mật, bác sĩ có thể dùng các phương tiện chẩn đoán để kiểm tra sỏi và loại bỏ các bệnh lý khác với triệu chứng giống nhau.
Một số bệnh lý có cùng triệu chứng với sỏi mật bao gồm: Ung thư túi mật, nhiễm trùng túi mật hoặc các nhiễm trùng khác ngoài sỏi, các vết loét, viêm tuỵ, rối loạn vận động mật, sự chuyển động không chính xác của đường ống qua các hệ thống ống mật chung.
Xét nghiệm
Để có thể chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định noi soi ngược dòng chụp X-quang đường mật và tụy tạng để đánh giá. Phương pháp này sử dụng một ống có gắn camera phía dưới để xác định ống dẫn mật và ống tụy. Các thủ thuật khác như CTscan hay MRi cũng được chỉ định.
Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để phân tích chức năng của gan và thành phần trong máu bao gồm bilirubin, ALT và AST, GGT hoặc để kiểm tra sự nhiễm trùng.
Điều trị
Khi bác sĩ đã xác định chính xác sỏi mật, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật để loại bỏ sạn mật chặn tại các ống mật chung. Một thủ thuật được dùng đó là sử dụng đèn nội soi quan sát các ống gan và tụy tạng. Sau đó bác sĩ sẽ mở cơ thắt nột soi để loại bỏ sạn mật.
Một phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho sỏi mật đó là loại bỏ cả phần túi mật. Thủ thuật này thường được chỉ định khi sỏi đã loại bỏ nhưng xuất hiện sự nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
Có 2 loại thủ thuật cắt bỏ đó là : Một loại phẫu thuật cắt bỏ túi mật mở thông (open cholecystectomy) và một loại gọi là tiểu phẫu thuật cắt bỏ túi mật qua ống soi ổ bụng (laparoscopic cholecystectomy/belly-button surgery).
Đối với bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng ống mật chủ, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phản quang ống mật tụy để loại bỏ sỏi. Loại bỏ sỏi và kê kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn là các bước rất quan trọng trong điều trị sỏi mật. Đến nay việc dùng thuốc vẫn chưa được chứng minh là một phương án điều trị có hiệu quả đối với bệnh sỏi mật.
Bên cạnh đó, có rất nhiều loại thuốc nam giúp giảm và đào thải sỏi mật.
Bs. Lương Hoài Linh
Tin nổi bật
Tin Video