Giải trí

Sau mùa dịch, khán giả Việt học cách 'yêu phim nội địa' đầy khắt khe

Thời điểm điện ảnh Việt đang học cách đứng dậy sau dịch bệnh, khán giả có ít lựa chọn ngoài việc phải học cách yêu lấy sản phẩm nội địa - một tình yêu rất không dễ dàng.

10/01/2021 16:57

Không thể phủ nhận, dường như câu chuyện về phim Việt ở thời điểm hiện tại đã có nhiều điểm khác biệt so với một vài năm trước. Sau Covid-19, ngành công nghiệp điện ảnh là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất phải gây dựng lại quá nhiều thứ đã mất mát.

Trong lúc khán giả chứng kiến Ròm, Tiệc Trăng Máu, Chị Mười Ba đem lại sự sôi động phòng vé thì song song là rất nhiều cái tên đã ngã ngựa ở cuộc đua đầy tốn kém này. Có nhiều lý do để giải thích cho sự thất bại của phim nước nhà, một trong số đó chính là sự thay đổi trong gu và cách thưởng thức xem phim của khán giả Việt.

Sau mùa dịch, khán giả Việt học cách 'yêu phim nội địa' đầy khắt khe - Ảnh 1.

Thị trường chỉ còn 55%, khán giả dần làm quen với việc “yêu phim Việt”

Trả lời phỏng vấn, đạo diễn Võ Thanh Hòa của Chị Mười Ba: 3 Ngày Sinh Tử từng đưa ra câu chuyện về việc PR phim Việt trước và sau dịch bệnh: “Trước đây, phim nước ngoài bỏ tiền PR rất nhiều, nhất là các phim bom tấn.

Chính vì vậy, phim Việt Nam của mình sẽ dựa theo những cái đó. Họ đã PR cho có khách ra rạp rồi, mình làm sao cho khán giả ra rạp coi phim thấy mình luôn là được. Việc này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho mình. Còn năm nay là kiểu ‘mạnh phim Việt tự sống, tự cung tự cấp’ nên lượng tiền bỏ ra PR và cách tiếp cận cũng phải thông minh hơn, nên tốn kém nhiều hơn.”

Những phim như Chị Mười Ba đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn truyền thông, dàn diễn viên cũng chăm chỉ xuất hiện ở nhiều sự kiện, tour các rạp, phỏng vấn… để thổi bùng sức nóng của thương hiệu.

Giờ đây, khi bom tấn nước ngoài vắng mặt gần hết, khán giả phải học cách tự yêu lấy phim Việt, tự chủ động xem phim Việt.

"Tôi nghe nhà phát hành nói thị trường hiện nay chỉ còn 55%, tối đa 60% so với trước COVID-19. Phim trước đây đạt 10 tỷ đồng thì nay chỉ có thể đạt 5,5 tỷ hay 6 tỷ. Lực của thị trường đã giảm. Hy vọng trong tháng 12, mọi thứ sẽ tốt hơn" - nhà sản xuất Charlie Nguyễn nhận định vào năm 2020. Đáng tiếc, tháng 12 mọi thứ vẫn không thể tốt hơn với tác phẩm Người Cần Quên Phải Nhớ của ông.

Sau mùa dịch, khán giả Việt học cách 'yêu phim nội địa' đầy khắt khe - Ảnh 2.

Chất lượng “hên xui”, nhiều phim làm mất niềm tin người yêu phim

Một trong những khái niệm quá phổ biến của phim Việt là phim hài nhảm, là kịch bản yếu, là mô típ nội dung không có gì mới, là góc nhìn mang tính câu giật, cổ hủ rất chủ quan của biên kịch. Có trường hợp phim thành công trong việc tạo ra xu thế mới ở khán giả, nhưng không nhiều.

Nhiều bộ phim sinh ra nhưng không tìm hiểu kỹ đối tượng mình hướng đến, thành ra chẳng được đón nhận nhiệt tình bởi bất kỳ một nhóm khán giả nào cụ thể. Lấy ví dụ là Chồng Người Ta hiểu sai hết về LGBT, hay Sài Gòn Trong Cơn Mưa lại kể về câu chuyện của tuổi trẻ lạc lối đánh đàn trên sân thượng - điều mà chẳng mấy người trẻ hiện giờ có thể đồng cảm.

Sau mùa dịch, khán giả Việt học cách 'yêu phim nội địa' đầy khắt khe - Ảnh 3.

Sau mùa dịch, khán giả Việt học cách 'yêu phim nội địa' đầy khắt khe - Ảnh 4.

Sau dịch, khán giả chỉ có phim Việt là sự lựa chọn phổ biến nên tiêu chuẩn họ đề ra cho hàng nội địa cũng cao hơn rất nhiều. Hơn ai hết, khán giả Việt mong muốn điện ảnh nước nhà phát triển khi họ đã liên tục phải “dùng tạm” hàng ngoại để thỏa mãn đam mê điện ảnh.

Văn hóa tẩy chay và sự bấp bênh của những bộ phim vấp phải luồng dư luận tiêu cực

Mặc dù chất lượng mới là thứ quyết định thành công, không thể phủ nhận truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục những khán giả đầu tiên thưởng thức phim. Rạp chiếu sẽ xem xét mức độ phủ của thương hiệu phim bằng nhiều công cụ đo lường marketing trước khi đưa ra lựa chọn sắp xếp suất chiếu khi phim mới phát hành.

Ngoài ra, liệu văn hóa tẩy chay có sẵn sàng qua mặt chất lượng tác phẩm mà quyết định thành - bại của phim? Trào lưu tẩy chay, anti xuất hiện ngày càng nhiều liệu có trở thành luồng truyền thông tiêu cực ảnh hưởng nặng nề đến tác phẩm?

Sau mùa dịch, khán giả Việt học cách 'yêu phim nội địa' đầy khắt khe - Ảnh 5.

Sau mùa dịch, khán giả Việt học cách 'yêu phim nội địa' đầy khắt khe - Ảnh 6.

Thời điểm hiện tại, có Cậu Vàng và Trạng Tí đang hứng chịu nhiều luồng truyền thông chỉ trích phim. Song song với làn sóng tiêu cực thì cũng là những phản hồi, ủng hộ cho tác phẩm. Mặc dù điều này giúp phim trở nên nổi tiếng hơn và mức độ phủ sóng cao hơn, cũng không thể nói trước được sự thể hiện của tác phẩm khi “bên nâng, bên dìm”. Việc phim bị chỉ trích có cửa sống ở rạp hay không thì phải đợi xem Cậu Vàng thể hiện ra làm sao.

Tạm kết

Ở sân chơi điện ảnh Việt bây giờ, vị trí quan trọng nhất vẫn là nội dung phim. Ngay từ khâu lên ý tưởng và sản xuất, nhà làm phim đã phải thực sự nghiêm túc trong hành trình theo đuổi thị hiếu khán giả ngày càng khắt khe để mang lại sản phẩm chất lượng nhất.

Sau mùa dịch, khán giả Việt học cách 'yêu phim nội địa' đầy khắt khe - Ảnh 7.

Ngoài ra, yếu tố truyền thông cũng phải được quan tâm nếu không muốn có những sản phẩm tốt mà chết yểu như Võ Sinh Đại Chiến vừa rồi. Truyền thông đánh dồn và việc tự tin tung ra những mảng miếng hút khách, tận dụng mạng xã hội cũng như công nghệ một cách tối ưu chính là điều mọi người làm phim cần phải theo đuổi, đặc biệt khi chính cụm rạp cũng sẽ sử dụng công cụ “lắng nghe mạng xã hội” (social listening) để đưa ra những quyết định tối quan trọng cho phim thời gian đầu.

Ý kiến của bạn