Giải trí

Phim Disney và anime đã tạo ảnh hưởng đến thế giới hoạt hình hiện đại thế nào?

Trong khi hai phong cách này có thể khác biệt trên rất nhiều phương diện, anime đang có sức ảnh hưởng tới nhiều hoạt sĩ hoạt hình ngày nay.

09/11/2020 19:14

Anime đã có lịch sử tồn tại vài thập kỷ, và Disney còn có mặt lâu hơn thế. Trong khi hai phong cách này có thể khác biệt trên rất nhiều phương diện, anime đang có sức ảnh hưởng tới nhiều hoạt sĩ hoạt hình ngày nay. Thêm vào đó, anime hiện đại cũng đã chịu ảnh hưởng từ những hoạt hình Disney thời xa xưa.

Disney đã ảnh hưởng anime thế nào

Sự tồn tại của anime ngày nay phải nhờ đến công lao của ông Tezuka Osamu. Ông là người chịu trách nhiệm cho nhiều dạng kỹ thuật tiên phong trong anime mà đang được sử dụng ở thời nay, ví như kiểu vẽ các đôi mắt lớn. Khi còn là một đứa trẻ, ông Tezuka thường xem những bộ phim và hoạt hình Disney cổ điển, rồi cố gắng tái tạo lại chúng theo phong cách thiết kế riêng của mình. Vì thế những đôi mắt lớn của nhân vật anime đã được lấy nguồn cảm hứng từ các nhân vật như Betty Boop và Chuột Mickey.

 - Ảnh 1.

Ông Tezuka Osamu (Ảnh: Gamek)

Anime đã ảnh hưởng Disney và những studio khác thế nào

Nhiều nghệ sĩ và họa sĩ hoạt hình thế hệ hiện tại đều coi anime là một nguồn ảnh hưởng lớn, đáng kể nhất chính là các tác phẩm của ông Miyazaki Hayao. Cho tới nay, ông Miyazaki vẫn là họa sĩ hoạt hình Nhật Bản duy nhất từng đoạt giải Oscar cho hạng mục “Phim Hoạt Hình Xuất Sắc Nhất” với bộ phim “Spirited Away”. Ông cũng là một trong những thành viên ban đầu sáng lập ra Studio Ghibli, nơi tạo ra những tuyệt tác anime nổi tiếng trên khắp thế giới.

Ông Miyazaki nổi tiếng vì một số chủ đề lặp lại mà ta có thể thấy ở rất nhiều trong các bộ phim của ông, và nhiều họa sĩ hoạt hình khác cũng cố gắng dung nhập những chủ đề đó vào tác phẩm của riêng họ. Ví dụ, một trong những dấu ấn điển hình của ông là sử dụng cảnh bay lượn, khi “Kiki’s Delivery Service” có một cô phù thủy trẻ tuổi cưỡi chổi bay khắp nơi, “Howl’s Moving Castle” có một pháp sư chiến đấu với máy bay và “My Neighbor Totoro” có một sinh vật dạng mèo to lớn biết bay với một cái ô.

 - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Các bộ phim hoạt hình phương Tây như “The Rescuers Down Under”, “Up” của Pixar, và “How to Train Your Dragon” của Dreamworks đều chia rẻ rằng ông Miyazaki chính là nguồn ảnh hưởng của họ. Mỗi bộ phim này đều có phương thức khác nhau để tạo ra một cảnh bay lên trời với ngôi nhà bay trong “Up”, các con rồng trong “How to Train Your Dragon” và “The Rescuers Down Under” có cảnh những nhân vật chính đi đến Úc trên lưng một con chim.

Một dấu ấn khác của ông Miyazaki là cách ông lột tả người tốt và kẻ ác. Không có ai trong các bộ phim của ông là “thuần tốt” hay “thuần ác” cả, ai cũng là con người với những khuyết điểm của riêng mình. Ví như trong “Princess Mononoke”, kẻ ác chính là Eboshi bởi hành động đốt rừng và giết các sinh vật tự nhiên để có thể đào mỏ sắt, tuy nhiên chính cô ta cũng là người nâng dỡ cho các tầng lớp người bị xã hội ruồng bỏ khác, cho họ một nơi ở và việc làm.

 - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Nhiều bộ phim hoạt hình hiện đại đã học theo lối suy nghĩ cấp tiến này. Ta có thể thấy ở “Monsters, Inc.”, ông Waternoose được coi là kẻ xấu chính trong phim bởi vì ông ta muốn bắt cóc trẻ em và hút hết tiếng thét chúng. Tuy nhiên ta cần nhìn tình huống này thông qua góc nhìn của ông Waternoose, thế giới quái vật đang thiếu hụt nguồn năng lượng và ông ấy ra sức đang điều hành một công ty để giữ xã hội được ổn định, không rối loạn. Không những thế, trẻ em lúc này cũng không dễ bị dọa nữa nên ông ấy cần nghĩ ra một cách mới để có đủ nguồn năng lượng. Việc làm của ông Waternoose không phải vì ông ấy “thuần ác”, mà vì ông ấy làm những gì mình cảm thấy cần thiết.

Anime đã ảnh hưởng hoạt hình hiện đại phương Tây ra sao

Sự ảnh hưởng của anime không chỉ hiện diện ở các studio phim hoạt hình lớn, và ngay cả các chương trình trên màn ảnh nhỏ cũng học theo phong cách nghệ thuật và các chủ đề của anime. Ba series phản ánh hoàn hảo điều này là “Dexter’s Laboratory”, “Teen Titans” và “The Powerpuff Girls”.

Ở “Dexter’s Laboratory”, ảnh hưởng của anime chính là chỗ Dexter tạo ra robot khổng lồ để chiến đấu với quái vật kiểu “kaiju” (ở thời điểm Mỹ bắt đầu biết đến các anime như "Neon Genesis Evangelion") hoặc giúp đỡ cậu ta làm nhiều việc khác. Genndy Tartakovsky, người sáng tạo ra “Dexter’s Laboratory”, cũng là người tạo ra series “Samurai Jack”, với phong cách thiết kế cho thấy nhiều nét lấy cảm hưởng từ anime rõ ràng hơn.

 - Ảnh 4.

(Ảnh minh hoạ)

“Teen Titans” là một trường hợp rất rõ ràng cho thấy hoạt hình phương Tây áp dụng phong cách anime. Thay vì lối thiết kế nhân vật chân thực tương tự comic, các nhân vật được vẽ theo phong cách hoạt hình nhiều hơn với những đặc điểm phóng đại về hình thể, khuôn mặt, thậm chí có lúc nhân vật biến hóa thành dạng dễ thương “chibi” để nâng cao độ hài hước. “Avatar: The Last Airbender” là một series hoạt hình nổi tiếng khác mang đậm chất anime, và có rất nhiều fan hâm mộ cho rằng nó nên được coi là một anime thực thụ.

Ngày này, sự ảnh hưởng của anime còn trở nên lớn hơn khi ta được thấy nhiều hoạt hình phương Tây và cả comic nổi tiếng có bản chuyển thể anime riêng biệt, ví như “Powerpuff Girls Z”, “X-Men”, “Marvel Disk Wars: The Avengers”...

Ý kiến của bạn