Tin tức

Phát triển sản phẩm OCOP – Hướng đi bền vững của nông nghiệp Lục Nam

(VOVTV) - Huyện Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có lợi thế lớn về diện tích đất nông nghiệp. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao; tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu, hiệu quả, sức cạnh tranh đối với các sản phẩm OCOP chủ lực là thời cơ để huyện chuyển mình, bứt phá trở thành huyện nông thôn mới.

Tác giả Lê Thảo
12/06/2023 14:40

Những năm qua, huyện Lục Nam đã tích cực chỉ đạo, triển khai tổ chức nghiên cứu, học tập các kế hoạch từ huyện đến cơ sở để phổ biến sâu rộng các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và đồng thuận cao trong nhân dân.

Phát triển sản phẩm OCOP – Hướng đi bền vững của nông nghiệp Lục Nam  - Ảnh 1.

Cán bộ xã Bảo Sơn và thôn Đồng Cống kiểm tra chất lượng cây dứa trồng theo quy trình VietGap – sản phẩm Ocop cấp tỉnh đạt 3 sao.

Các chương trình tuyên truyền phổ biến chính sách, cơ chế hỗ trợ, các mô hình sản xuất hiệu quả, giới thiệu các quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ cao thông qua 150 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với 7.500 lượt người tham dự. Chương trình truyền thanh, cổng thông tin điện tử của huyện tích cực lồng ghép giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của huyện thông qua các website, hội chợ, chương trình thúc tiến thương mại. Hội thảo, hội nghị giới thiệu các mô hình cây; con; giống mới; ứng dụng KH-KT tiên tiến trong sản xuất…. Đã giúp người sản xuất nâng cao trình độ kỹ thuật kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng tiếp cận thị trường, giải quyết đầu ra cho nông sản theo hướng liên kết chuỗi ổn định.

Từ khi chương trình OCop được triển khai, đã gia tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho người dân. Giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp đến năm 2022, đạt 125 triệu đồng. Nông nghiệp của huyện đã phát huy được vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế góp phần vào ổn định tình hình kinh tế, an ninh, chính trị trật tự xã hội, xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới ở địa phương, thích ứng linh hoạt với biến đổi khí hậu, điều kiện dịch bệnh.

Phát triển sản phẩm OCOP – Hướng đi bền vững của nông nghiệp Lục Nam  - Ảnh 2.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang sẽ mang tới những sản phẩm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Đến hết năm 2022, toàn huyện có 16 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh (vượt 8 sản phẩm so với mục tiêu), trong đó có 14 sản phẩm được xếp hạng 3 sao và 02 sản phẩm được xếp hạng 4 sao gồm: Trà hoa Vàng, Đông trùng hạ thảo khô. Số hợp tác xã tham gia chương trình OCOP là 14 hợp tác xã, chiếm 21,6% tổng số HTX trên địa bàn toàn huyện. Dự kiến năm 2023, đăng ký 10 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao.

Có thể thấy, việc đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu mang tính chất đặc trưng lợi thế của từng vùng trên địa bàn các địa phương, qua đó nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại có mẫu mã đẹp và ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, như: Trà hoa vàng, mật ong, dứa, na, nhãn... nay tạo thành phong trào sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ. Đây là cơ sở khơi dậy nhu cầu sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa mang đặc trưng, lợi thế vùng miền, khai thác những tiềm năng, nội lực trong nhân dân.

Phát triển sản phẩm OCOP – Hướng đi bền vững của nông nghiệp Lục Nam  - Ảnh 3.

Các sản phẩm Ocop là hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp huyện Lục Nam.

Dự kiến tháng 6/2023, thực hiện đăng ký 05 nhãn hiệu hàng hóa cho 05 HTX, nâng tổng số nhãn hiệu trên địa bàn 21 nhãn hiệu (tăng 8 nhãn hiệu so với năm 2020 (Nhãn hiệu HTX Phúc Hưng - Trường Sơn; nhãn hiệu Đông Trùng hạ thảo - Đông Hưng, nhãn hiệu Long nhãn - Đan Hội, nhãn hiệu HTX dưa leo quê Đông Phú, HTX thanh long - Bình Sơn, HTX Dịch vụ nông nghiệp (bưởi) - Bình Sơn; HTX công nghệ cao (dưa lưới)- Tam Dị; HTX DVNN Đông Phú (ổi) và 01 chỉ dẫn địa lý. Phấn đấu đến năm 2025, có thêm 10 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên; 01 sản phẩm OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng vùng nguyên liệu ổn định.

Có thể thấy, hướng đi tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP của Lục Nam đã góp phần tích cực nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thủy sản; góp phần xây dựng huyện NTM kiểu mẫu, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương.

Ý kiến của bạn