Pháp - Đức hối thúc quyết định phong tỏa vì dịch bệnh: Nếu chờ đợi, mọi thứ sẽ quá muộn
Đức hối thúc quyết định phong tỏa vì dịch bệnh: Nếu chờ đợi, mọi thứ sẽ quá muộn
(Tổ Quốc) - Châu Âu đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 mạnh khiến Pháp và Đức đã có quyết định áp dụng biện pháp nghiêm ngặt nhất.
Châu Âu đang trải qua thời điểm khó khăn vì dịch bệnh tiếp tục bùng phát với số ca nhiễm mới ghi nhận tăng mạnh trong suốt tuần qua.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ra lệnh phong tỏa đất nước vào ngày 28/10 trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm Covi-19 tiếp tục quét qua châu Âu.
Theo hãng Reuters, thị trường chứng khoán thế giới đã lao dốc mạnh trước thông tin các nền kinh tế châu Âu bắt đầu thực hiện áp dụng các hạn chế nghiêm ngặt toàn quốc khống chế dịch bệnh. Các biện pháp đã khiến kinh tế toàn cầu năm nay rơi vào cuộc đại suy thoái mạnh nhất trong nhiều thế hệ.
"Dịch bệnh đang lây nhiễm với tốc độ chóng mặt và nhận định các dự báo hậu quả nghiêm trọng nhất của dịch bệnh cũng không có khả năng lường trước được. Giống với các quốc gia láng giềng của chúng tôi, Pháp đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm đột ngột của virus gây bệnh Covid-19", Tổng thống Macron nhấn mạnh trên truyền hình.
"Tất cả chúng ta đều ở cùng một vị trí. Làn sóng lây nhiễm thứ hai sẽ khiến cho thế giới đối mặt với khó khăn hơn. Tôi đã quyết định đưa nước Pháp áp dụng biện pháp phong tỏa để ngăn chặn virus", ông Macron nhấn mạnh.
Pháp sẽ bắt đầu áp dụng các biện pháp phong tỏa vào thứ Sáu ( 30/10). Người dân trong nước phải ở nhà ngoại trừ trường hợp đi mua nhu yếu phẩm, thuốc men hoặc chỉ được tham gia tập thể thao duy trì một tiếng trong một ngày. Người lao động sẽ được phép đi làm đối với các công việc đặc thù không thể làm tại nhà. Trường học sẽ vẫn tiếp tục mở cửa. Một khi biện pháp bắt đầu có hiệu lực thì bất kỳ ai ra khỏi nhà sẽ phải có giấy tờ chứng minh phải làm việc ở ngoài và cảnh sát sẽ tiến hành kiểm tra.
Trong khi đó, Đức cũng khởi động đóng cửa các quán bar, nhà hàng và nhà hát từ ngày 2-30/11 sau khi có được sự thống nhất giữa Thủ tướng Đức Merkel và người đứng đầu chính quyền khu vực. Các trường học vẫn mở cửa và cửa hàng được phép hoạt động trong giới hạn quy định nghiêm ngặt quyền ra vào quán.
"Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ. Hệ thống y tế có thể sẽ phải đối mặt với thách thức khi số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng. Với tốc độ lây nhiễm hiện tại, số lượng ca nhiễm sẽ vẫn còn tăng thêm nữa và đạt mức vượt ngoài kiểm soát trong vài tuần tới", bà Merkel nói thêm.
Pháp đã tăng số ca nhiễm hơn 36.000 ca mới trong một ngày. Đức cũng đang chứng kiến số ca nhiễm tăng theo mức số nhân.Tại Mỹ, làn sóng lây nhiễm mới đang lập kỷ lục trước thềm bầu cử Mỹ 2020. Thị trường chứng khoán châu Âu đã đóng cửa vào ngày 28/10. Tại Mỹ, S&P 500 đã giảm xuống 3%.
"Nếu chờ đợi, mọi thứ sẽ quá muộn"
Trong khi các nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại về các thiệt hại từ việc áp dụng biện pháp phong tỏa thì các hạn chế mới đang phản ánh sự báo động về tốc độ lây nhiễm phi mã của đại dịch từ Tây Ban Nha, Pháp và Đức cho đến Nga, Ba Lan và Bulgaria.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nhấn mạnh: "Nếu chúng ta chờ đợi cho đến khi các đơn vị chăm sóc đặc biệt kín chỗ thì đã quá muộn".
Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova đã lên tiếng cảnh báo số lượng giường bệnh đã kín đến 90% trong 16 khu vực của đất nước trong khi các quan chức nhấn mạnh hệ thống y tế được trang bị tốt như ở Pháp hay Thụy Sĩ cũng đang trải qua tình trạng đông bệnh nhân nhiễm bệnh.
Các hi vọng phương pháp điều trị mới có thể kiểm soát dịch bệnh lây nhiễm được đánh giá là khó khăn khi người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm mua vaccine của Anh khẳng định vaccine ban đầu không thể hoàn toàn hiệu quả và có thể không phải phiên bản hoàn hảo.
Các số liệu gần đây của Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra rằng châu Âu đã thông báo 1,3 triệu ca nhiễm mới trong bảy ngày qua, gần bằng một nửa so với 2,9 triệu ca tính trên toàn thế giới, trong đó hơn 11.700 ca tử vong, tăng 37% so với tuần trước.
Cho đến hiện tại, hơn 42 triệu ca nhiễm và 1,1 triệu ca tử vong đã lập kỷ lục được ghi nhận trên toàn thế giới do virus gây bệnh Covid-19 gây ra, hãng Reuters cho biết.
Các chính quyền khắp châu Âu liên tục bị chỉ trích vì sự thiếu phối hợp và không áp dụng biện pháp hạn chế ngay từ ban đầu khiến cho bệnh viện không sẵn sàng.
"Vào khoảng thời điểm lúc 6h tối, các phương tiện công cộng thường rất đông người. Bạn phải chấp nhận rủi ro bởi vì phải đi làm trong khoảng thời gian này. Bạn đeo khẩu trang, rửa tay bằng gel khô. Đó là điều mới phải thực hiện", Elio Venafro nói khi xuống xe bus ở trung tâm Rome vào hôm thứ Tư.
Tin nổi bật
Tin Video