Tin tức

PGD Hà Quảng: Vượt khó triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023

(VOVTV) - Năm học 2021-2022, toàn ngành Giáo dục của huyện Hà Quảng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, với mục tiêu vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ năm học 2022-2023. Mặc dù mạng lưới trường, lớp phân tán, một số điểm trường, lớp lẻ số học sinh/lớp thấp (có nơi có 7- 9 học sinh/lớp), việc tổ chức hoạt động giáo dục còn khó khăn, chất lượng giáo dục còn có sự chênh lệch giữa các trường trong toàn huyện….

Tác giả Lê Dung / VOVTV
01/03/2023 15:22

Những khó khăn của những lớp học vùng cao

Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, Trưởng phòng Giáo dục huyện Hà Quảng cho biết: Các điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng như cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu và chưa tương xứng với quy mô phát triển. Nhiều đơn vị còn thiếu nhà ở công vụ cho giáo viên, phòng học bộ môn, trang thiết bị, công trình vệ sinh, nước sạch, thư viện, các điều kiện phục vụ sinh hoạt ăn, ở của học sinh bán trú chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc khai thác, sử dụng, tôn tạo cơ sở vật chất trong trường lớp còn nhiều hạn chế; một số đơn vị trường chưa thực sự năng động sáng tạo, công tác tham mưu đôi lúc chưa kịp thời; công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự tạo ra những nguồn lực để thúc đẩy giáo dục phát triển; vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học ở cấp Tiểu học, cấp THCS.

Công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở chưa thực sự hiệu quả. Nhiều đơn vị trường học còn thiếu nhân viên thiết bị, nhân viên thư viện nên việc triển khai các hoạt động giáo dục hiệu quả chưa cao.

PGD Hà Quảng: Vượt khó triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quốc Hưng Trưởng phòng giáo dục Hà Quảng

Chủ động linh hoạt trong điều kiện khó khăn

Ông Nguyễn Quốc Hưng Trưởng phòng giáo dục Hà Quảng cho biết thêm: Phòng giáo dục Hà Quảng đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch COVID-19 tại địa phương.

Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch COVID-19, phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch COVID-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.

Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học theo các hình thức dạy học linh hoạt khác, để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục; hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp.

Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp học, hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương,

Thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025"; Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025.

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp. Tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đặc biệt với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2022 - 2023

Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học môn Tin học và môn Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3 từ năm học 2022 - 2023; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 3, lớp 7 theo lộ trình quy định.

Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục bắt buộc đối với cấp tiểu học; hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú. Bảo đảm cung cấp kịp thời sách giáo khoa cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đối với học sinh.

Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 và Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030

Xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động; thực hiện kết hợp dạy văn hóa phổ thông với dạy nghề hiệu quả, đúng quy định.

Triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; xây dựng văn hóa học đường; tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong việc quản lý, hỗ trợ học sinh, nhất là học sinh tiểu học.

Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.

Tham mưu cấp có thẩm quyền khắc phục khó khăn

Song song với việc khắc phục những khó khăn do đặc thù vùng, để nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại của Chính phủ; triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng giáo viên, bảo đảm "có học sinh phải có giáo viên đứng lớp".

Tham mưu với Sở GD&ĐT, Uỷ ban nhân dân huyện ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình mới đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tiếp tục tham mưu thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025; thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025,

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục.

Huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục và thực hiện hỗ trợ học sinh, không để học sinh nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.

Tiếp tục tăng cường phân cấp cho các đơn vị trường học, đi đối với việc tăng cường công tác kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, gắn với đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Chỉ thị, Đề án của Tỉnh uỷ, Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành. Tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; kịp thời khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, giải pháp, mô hình sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 còn có thể kéo dài.

Tiếp tục phát động các phong trào thi đua sâu rộng trong Ngành, tạo sự lan tỏa trong toàn cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn ngành. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng các điển hình tiên tiến trong toàn Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Quảng.

Ý kiến của bạn