Những tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong năm 2022
(VOVTV) - Công ty Henley & Partners có trụ sở tại London, Anh vừa công bố chỉ số Hộ chiếu Henley để đánh giá mức độ quyền lực của những tấm hộ chiếu thế giới trong năm 2022. Theo đó, các rào cản đi lại do dịch Covid-19 dẫn đến khoảng cách lớn chưa từng có về khả năng di chuyển của con người trong 16 năm công ty này thực hiện danh sách xếp hạng hộ chiếu.
Theo đó, những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong năm 2022 là:
1. Japan, Singapore (192 destinations)
2. Germany, South Korea (190)
3. Finland, Italy, Luxembourg, Spain (189)
4. Austria, Denmark, France, Netherlands, Sweden (188)
5. Ireland, Portugal (187)
6. Belgium, New Zealand, Norway, Switzerland, United Kingdom, United States (186)
7. Australia, Canada, Czech Republic, Greece, Malta (185)
8. Poland, Hungary (183)
9. Lithuania, Slovakia (182)
10. Estonia, Latvia, Slovenia (181)
Những hộ chiếu ít quyền lực nhất thế giới là:
104. North Korea (39 destinations)
105. Nepal and Palestinian territories (37)
106. Somalia (34)
107. Yemen (33)
108. Pakistan (31)
109. Syria (29)
110. Iraq (28)
111. Afghanistan (26)
Chỉ số này được thực hiện dựa trên số liệu do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cung cấp. Nếu không tính các biện pháp hạn chế do đại dịch, những người nắm giữ hộ chiếu của Nhật Bản và Singapore là quyền lực nhất thế giới với việc người dân hai nước này có thể di chuyển không cần thị thực đến 192 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong khi đó, xếp hạng cuối cùng trong bảng danh sách hộ chiếu này là các quốc gia Nam Á với Afghanistan chỉ có thể di chuyển không thị thực đến 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong danh sách này, Hàn Quốc cùng với Đức ở vị trí thứ 2. Phần Lan, Italia, Luxembourg và Tây Ban Nha cùng ở vị trí thứ 3. Theo thường lệ, các nước châu Âu vẫn nằm trong danh sách hàng đầu với Pháp, Hà Lan, Thụy Điển leo lên 1 bậc cùng với Áo và Đan Mạch vị trí thứ 4. Mỹ và Anh ở vị trí thứ 6 cùng với 4 quốc gia khác.
Theo chỉ số Hộ chiếu Henley, hộ chiếu của Việt Nam được xếp hạng 89, có thể di chuyển không cần thị thực đến 54 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Báo cáo mới nhất cũng đánh giá dịch COVID-19 đang làm gia tăng khoảng cách bất bình đẳng về tự do di chuyển quốc tế giữa các quốc gia, đặc biệt khi biến thể Omicron lan rộng khiến nhiều nước áp đặt hạn chế đi lại đối với các quốc gia châu Phi.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guteres đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đi lại do lo ngại COVID-19.
“Người dân châu Phi không thể bị đổ lỗi cho mức độ bao phủ vaccine thấp. Họ cũng không nên đối mặt với các nỗ lực tập thể áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Virus không có biên giới, hạn chế đi lại để cô lập bất cứ nước nào hay khu vực nào chỉ có thể tạo ra sự bất công sâu sắc hơn và trở nên không hiệu quả”, ông Antonio Guteres cho biết.
Ông Christian H. Kaelin, Chủ tịch Henley & Partners cho rằng, thị thực và hộ chiếu cũng phản ảnh mức độ bất bình đẳng xã hội trên toàn thế giới, vì nó là công cụ đo chỉ số tự do di chuyển toàn cầu. Tự do đi lại không nên dựa vào yếu tố màu da, quốc tịch hay thị thực mà họ nắm giữ.
Các quốc gia giàu có cần khuyến khích di cư để giúp phân phối và cân bằng lại nguồn nhân lực và vật lực trên toàn thế giới.