Giải trí

Những khoảnh khắc văn hóa, nghệ thuật thế giới đáng nhớ nhất năm 2020

Ngay trong những thời khắc khó khăn nhất của năm 2020, văn hóa - nghệ thuật vẫn tồn tại và phát triển theo những cách đầy bất ngờ và tạo cảm hứng.

02/01/2021 10:33

Trong một năm 2020 tràn ngập các tin tức tiêu cực, khi con người cần tới sự an ủi và phân tâm nhất, ngành công nghiệp sáng tạo thế giới lại hứng chịu sự tàn phá khủng khiếp từ đại dịch COVID-19: các sân khấu tắt đèn, Met Gala và Glastonbury bị hủy bỏ, phòng tranh và nhà hát đóng cửa…

Cho dù vậy, văn hóa vẫn tồn tại theo những cách đầy bất ngờ và tạo cảm hứng cho người dân toàn cầu có thêm sức mạnh để vượt qua những thời khắc khó khăn nhất.

Cùng điểm lại những sự kiện văn hóa nổi bật trong năm qua.

Harry và Meghan rời bỏ gia đình Hoàng gia

 - Ảnh 1.

Vợ chồng Hoàng tử Harry và Meghan tham dự giải thưởng Quỹ Endeavour hồi tháng 3/2020 tại London, Anh (ảnh: Getty)

Hồi tháng Một, Công tước và Nữ Công tước xứ Sussex thông báo trên Instagram rằng họ dự định từ bỏ vai trò thành viên cấp cao của gia đình Hoàng gia Anh. Hoàng tử Harry và cô vợ người Mỹ Meghan quyết định nói "không" hoàn toàn với các danh hiệu cũng như nghĩa vụ Hoàng gia và chuyển tới sống tại California. Tuy vậy, thay vì bị quên lãng, cuộc sống hậu Hoàng gia của cặp đôi lại thu hút rất nhiều sự chú ý.

Họ kêu gọi người dân bỏ phiếu trong bầu cử Mỹ (một động thái vấp phải sự chỉ trích do phá vỡ truyền thống trung lập chính trị của gia đình Hoàng gia Anh). Trong một bài phỏng vấn trên The New York Times, Meghan tiết lộ cô từng bị sảy thai – một ví dụ khác về việc thành viên Hoàng gia không chịu "kín miệng" khi đề cập các vấn đề cá nhân. Và cũng như nhà Obama, Harry và Meghan sẽ trở thành các nhà sản xuất Hollywood sau khi ký một hợp đồng dài hơi với Netflix, theo đó, họ sẽ sáng tạo các bộ phim truyền hình, phim tài liệu, phim tiêu điểm, chương trình dành cho trẻ em…

"Ký sinh trùng" làm nên lịch sử tại Oscar

 - Ảnh 2.

Đạo diễn Bong Joon-ho và các tượng vàng Oscar hồi tháng 2/2020 (ảnh: Getty)

Bộ phim điện ảnh tâm lý kinh dị nổi tiếng của đạo diễn người Hàn Quốc Bong Joon-ho đã đi vào lịch sử giải Oscar lần thứ 92 khi trở thành phim nước ngoài đầu tiên giành tượng vàng Phim Xuất sắc nhất. Bản thân Bong cũng giành Oscar cho Đạo diễn Xuất sắc nhất và gây ấn tượng với bài phát biểu kết thúc bằng câu cảm thán "Tôi sẽ uống cho tới sáng hôm sau mất".

Chiến thắng của đạo diễn Bong và "Ký sinh trùng" mang ý nghĩa lớn trong ngành công nghiệp điện ảnh vốn thường bị chỉ trích vì thiếu công nhận dành cho các tài năng không phải da trắng, cũng như bảng phân vai ít đa dạng.

Trung Quốc tổ chức tuần lễ thời trang điện tử đầu tiên trên thế giới

 - Ảnh 3.

Tuần lễ thời trang Thượng Hải được tổ chức trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử Tmall của Alibaba (ảnh: Fashion united)

Hồi tháng Ba, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tiến hành một tuần lễ thời trang điện tử hoàn toàn với hầu hết các sự kiện chính thức đều diễn ra trên nền tảng mua sắm Tmall của Alibaba. Các nhà thiết kế tham gia trong nhiều thể thức trực tuyến khác nhau, cho phép người tiêu dùng đặt câu hỏi và mua sắm ngay trong khi các show diễn được livestream trên mạng.

Kết quả ít nhiều có sự hỗn loạn – ví dụ như giao diện luôn bận rộn là sự đối lập lớn với các sản phẩm thời trang trên sàn diễn vốn "sang chảnh" và đắt đỏ. Tuy nhiên việc các thương hiệu sẵn sàng chấp nhận trải nghiệm trực tuyến và thực hiện các ý tưởng sáng tạo (như sử dụng QR code và người mẫu avatar…) cũng đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho phương Tây và phần còn lại của thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục khiến các tuần lễ thời trang quốc tế phải hủy bỏ.

Giới nghệ sỹ ủng hộ Black Live Matters

 - Ảnh 4.

Hình vẽ minh họa của Shirien Damra

Đối với nhiều người, phần lớn năm 2020 trôi qua "tại gia" do tác động của lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội. Tuy nhiên, cái chết của người đàn ông da đen George Floyd (do bị một cảnh sát da trắng tại Minneapolis, Mỹ ghì cổ trong nhiều phút) – đã không thể ngăn cản hàng triệu người tại Mỹ và cả nhiều nơi khác trên thế giới đổ xuống đường tham gia các cuộc biểu tình Black Live Matters (tạm dịch: Cuộc sống người da đen đáng giá).

Giới nghệ sỹ đã nhanh chóng đáp trả bằng các tác phẩm nghệ thuật truyền cảm hứng và mang tính thông điệp mạnh mẽ. Được đăng tải chỉ một ngày sau khi Floyd thiệt mạng, hình ảnh "Công lý cho George" của Shirien Damra đã thu về hơn 3 triệu lượt ưa thích trên Instagram. "Tôi biết sức mạnh của sắc màu và những cảm xúc mà nó có thể khuấy động", Damra chia sẻ với CNN. "Tôi hy vọng hình ảnh và màu sắc của mình giúp người xem xử lý những cảm xúc và sự kiện phức tạp, đồng thời tạo ra hy vọng và cảm hứng".

Người dân tái tạo các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng… từ nhà riêng

Trong khi hầu hết các triển lãm và phòng tranh đều đóng cửa, Bảo tàng Getty tại Los Angeles đã khởi xướng một "thử thách trên mạng xã hội" khi kêu gọi mọi người tái tạo lại các tác phẩm nghệ thuật ưa thích với 3 đồ vật trong nhà. Thách thức nhận được sự hưởng ứng to lớn, không chỉ đem lại những giây phút thư giãn quý giá giữa dịch bệnh mà còn nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật.

 - Ảnh 5.

"The creation of Adam" của Michelangelo

 - Ảnh 6.

"Composition II with Red Blue and Yellow" của Piet Mondrian

 - Ảnh 7.

"Madonna and Child" của Master of St. Cecilia

 - Ảnh 8.

"Lucanian Owl Skyphos"

Các nhạc công Tây Ban Nha chơi nhạc cho hơn 2.000 cây xanh

Một nhóm tứ tấu dây đã trình diễn trước một khán phòng toàn cây cối, tại nhà hát Gran Teatre de Liceu nổi tiếng của Barcelona. Các nhạc công chơi giai điệu "Cristantemi" của Puccini nhằm đánh dấu dịp Tây Ban Nha dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 3 tháng hồi tháng Sáu. Theo đại diện nhà hát, sự kiện được livestream là một hành động "mang ý nghĩa biểu tượng lớn lao bảo hộ cho những giá trị nghệ thuật, âm nhạc và thiên nhiên, đồng thời còn là lời giới thiệu rằng chúng tôi đang mở cửa lại".

Các nhạc công Tây Ban Nha chơi nhạc cho hơn 2.000 cây xanh (nguồn: The Guardian)

Jennifer Aniston và Brad Pitt "tán tỉnh" nhau qua Zoom

Cặp vợ chồng cũ "tái ngộ" trong sự kiện từ thiện đọc sách trực tuyến "Fast Times at Ridgemont High". "Chào Brad… Em nghĩ anh thật gợi cảm, anh sẽ đến với em chứ?," Aniston "thả thính" khiến nam tài tử phải đỏ mặt. Cư dân mạng chia sẻ, khoảnh khắc đó khiến họ gần như quên hết các tin tức xấu trên thế giới và chìm đắm trong những hồi ức êm đẹp.

 - Ảnh 10.

Brad Pitt và Jennifer Aniston tại một lễ trao giải ở Los Angeles, California hồi tháng 1/2020 (ảnh: Getty)

TikTok huy động nguồn lực đám đông để sản xuất nhạc kịch

TikTok không chỉ đưa một ca khúc từ năm 1977 của ban nhạc Fleetwood Mac trở lại bảng xếp hạng nhờ vào một video trượt ván, mà còn hướng tới cả một vở nhạc kịch. Điều thần ký bắt đầu khi người dùng TikTok mường tượng bộ phim hoạt hình năm 2007 của Disney-Pixar là Ratatouille - có thể giống như một vở nhạc kịch.

 - Ảnh 11.

Poster cho vở nhạc kịch huy động nguồn lực từ đám đông của TikTok

Tất cả mọi thứ từ số màn, vũ đạo, thiết kế sân khấu, trang phục và marketing đều được huy động từ nguồn lực đám đông (crowdsource) và theo những cách thực sự sáng tạo. Thành quả mang tên "Ratousical" nổi tiếng tới mức hồi tháng Mười hai, một công ty sản xuất đã thông báo về kế hoạch trình diễn "Ratatouille: Nhạc kịch TikTok" vào ngày 1/1 trong một chương trình từ thiện có sự tham gia của các ngôi sao Broadway để quyên góp cho tổ chức Actors Fund.

Ý kiến của bạn