Tin tức

Những gầm cầu bị 'xẻ thịt' để phục vụ trái mục đích ở Hà Nội

(VOVTV) - Nhiều gầm cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang bị “xẻ thịt” làm nơi kinh doanh, trông giữ xe… bất chấp quy định của Bộ Giao thông vận tải về việc không chiếm dụng gầm cầu làm nơi ở, bãi đậu xe và các dịch vụ kinh doanh khác.

Tác giả Anh Văn / VOVTV
23/04/2021 14:00

Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải có hiệu lực từ ngày 01/12/2017 nêu rõ, không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ, điểm dừng xe, bến xe gây mất an toàn công trình cầu, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Song, trên thực tế, việc chiếm dụng gầm cầu đường bộ làm nơi buôn bán, trông giữ xe… lại đang trở thành điểm nóng, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà con làm mất trật tự an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Cụ thể, tại khu vực cầu Thăng Long hiện có hàng trăm nghìn m2 đất gầm cầu thuộc địa bàn xã Hải Bối (huyện Đông Anh) bị chiếm dụng, dựng lều lán để kinh doanh ăn uống, tập kết cây cảnh, làm bãi trông giữ xe ô tô...

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 1.

Ghi nhận của phóng viên VOVTV, khu vực gầm cầu Thăng Long trước cổng B khu công nghiệp Bắc Thăng Long bị chiếm dụng để xây dựng hàng quán ăn uống

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 2.

Bên cạnh đó còn có các quán nước mía, trà đá

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 3.

Đi dọc về hướng Đê Tả Sông Hồng, hàng nghìn m2 đất gầm cầu được quây tôn kín mít

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 4.

Bên trong trở thành địa điểm tập kết máy cơ giới

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 5.

Kế đó, nhiều hộ dân còn tiến hành xây dựng nhà ở kiên cố, hoặc làm trang trại, nhà vườn

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 6.

Những khu chăn nuôi này xả chất thải trực tiếp ra đường, bốc mùi hôi thối

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 7.

Phần diện tích tại trụ cầu B6 trở thành bãi tập kết rác

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 8.

Còn trụ cầu B4 đầy rẫy chất thải xây dựng

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 9.

Phần diện tích dưới gầm cầu sát Đê Tả Sông Hồng được trưng dụng trở thành điểm bán vật liệu xây dựng

Tương tự, cạnh chợ đầu mối Bắc Thăng Long (xã Hải Bối), dưới gầm cầu vượt đường sắt di chuyển từ đường Phạm Văn Đồng đi Nội Bài, toàn bộ diện tích đất được san lấp bằng phẳng, dựng hàng rào sắt làm nhà hàng, quán ăn, gara ô tô, nơi trông giữ ô tô, xe máy...

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 10.

Tại khu vực ngã 3 gầm cầu, đoạn giao giữa Đường 6 và đường xe máy lên cầu Thăng Long đang bị chiếm dụng sử dụng sai mục đích, bất chấp lệnh cấm

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 11.

Quán bia hơi lấn chiếm hoàn toàn diện tích dưới gầm cầu đường sắt Thăng Long

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 12.

Ngay cạnh là cửa hàng cá cảnh cùng một gara ô tô

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 13.

Nơi đây còn trở thành bãi trông giữ xe

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 14.

Các hộ dân ngang nhiên quây hàng rào sắt để mở quán cơm bình dân...

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 15.

... hay kinh doanh cây cảnh

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 16.

Hàng chục ki ốt cũng được dựng dưới gầm cầu để buôn bán quần áo

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 17.

Qua tìm hiểu, Công ty Quản lý đường sắt Hà Thái (trực thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) – là đơn vị được giao quản lý phần diện tích dưới gầm cầu Thăng Long và toàn bộ hành lang đường sắt tuyến Hà Nội – Thái Nguyên. Tuy nhiên, thực trạng lấn chiếm gầm cầu Thăng Long đoạn qua xã Hải Bối đã diễn ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được xử lý

Do thiếu điểm trông giữ xe trong khu vực nội đô, UBND thành phố Hà Nội chấp thuận phương án của Sở Giao thông Vận tải đề xuất sử dụng tạm thời khu vực 4 gầm cầu: Chương Dương, Ngã Tư Vọng, Mai Dịch và Vĩnh Tuy để trông giữ xe. Ngoài 4 địa điểm này, trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều gầm cầm bị chiếm dụng trở thành bãi gửi xe hoặc hàng quán kinh doanh, điển hình trong số đó là gầm cầu vượt Láng – Cầu Giấy (quận Đống Đa).

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 18.

Các khoảng trống dưới gầm cầu vượt Láng – Cầu Giấy gần như đều được tận dụng làm bãi trông giữ xe ngày đêm từ nhiều năm nay

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 19.

Từng dãy ô tô, xe máy đỗ cạnh nhau san sát chiếm trọn khoảng không gian dưới gầm cầu vượt, gây mất mỹ quan đô thị

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 20.

Cơ sở trông giữ xe này còn cho xe ô tô đỗ dưới lòng đường khi các diện tích vỉa hè đã được lấp đầy

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 21.

Tình trạng tập kết xe không chỉ gây nguy cơ ảnh hưởng đến kết cấu và hành lang an toàn của cầu mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 22.

Tại đoạn gầm cầu vượt giao cắt đường Bưởi và đường Đội Cấn, mặc dù mật độ phương tiện lưu thông qua đây khá đông đúc, nhưng nhiều chủ xe vẫn thản nhiên dừng đỗ trái phép trong thời gian dài

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 23.

Ngoài ô tô con, nơi đây còn là điểm dừng đỗ của các xe ô tô chở vật liệu xây dựng

Cận cảnh gầm cầu bị 'xẻ thịt' giữa lòng Thủ đô - Ảnh 24.

Không chỉ chiếm dụng gầm cầu thành bãi đỗ xe, nhiều người dân còn biến gầm cầu vượt Láng – Cầu Giấy thành điểm bán nước giải khát

Gầm cầu nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, do vậy, việc chiếm dụng khai thác gầm cầu sẽ gây ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông được quy định tại Điều 52 Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Ngoài ra, tại khoản 4, Điều 22 Nghị định 11/2010 của Chính phủ cũng quy định, các vật liệu có nguy cơ cháy cao, hóa chất độc hại phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ một khoảng cách đảm bào an toàn hoạt động giao thông vận tải. Từ những ý nêu trên cho thấy, việc chiếm dụng gầm cầu làm bãi đậu ô tô không chỉ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn công trình và mất an toàn giao thông.

Vì vậy, chính quyền địa phương các quận và thành phố cần tích cực vào cuộc để trả lại sự an toàn, thông thoáng cho những nơi này.

Ý kiến của bạn