Đời sống

Những điều cần biết về vi khuẩn Helicobacter Pylori, nguyên nhân gây nên căn bệnh viêm loét dạ dày

(VOVTV) - Bạn có biết Helicobacter Pylori (HP) là một nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày. Nhiễm khuẩn HP gặp ở hơn 50% dân số trên thế giới.

Tác giả PV / VOVTV
10/02/2021 07:50

Hầu hết chúng ta không biết mình có bị nhiễm Helicobacter Pylori hay không? Bởi, khi nhiễm HP sẽ không gây ra các triệu chứng cụ thể nào cả. Trừ khi, chúng ta có dấu hiệu của viêm loét dạ dày, lúc đó chúng ta mới được chỉ định làm xét nghiệm H.pylori.

Thực tế, chúng ta chưa biết được một cách chính xác con đường lây nhiễm của HP. Có thể, do tiếp xúc với nước bọt, chất nôn, phân... hoặc do nguồn nước hay thực phẩm bẩn.

Tại sao nhiễm HP lại không có dấu hiệu hay triệu chứng của nhiễm khuẩn?

Các nhà khoa học hiện chưa giải thích được nguyên nhân, nhưng cơ thể chúng ta đã được thích nghi và chống lại tác hại của HP ngay từ khi sinh ra.

Helicobacter Pylori (HP) vài điều cần biết - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Khi bị nhiễm HP thì chúng ta có những triệu chứng như thế nào?

- Đau hoặc nóng rát vùng dạ dày.

- Đau sẽ nặng hơn khi bạn đói (do khi đói pH của dạ dày sẽ cao hơn khi bạn no).

- Buồn nôn.

- Chán ăn.

- Thường xuyên ợ hơi.

- Đầy, trướng bụng.

- Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Nếu gặp các triệu chứng trên kéo dài và làm bạn khó chịu, hãy đi khám sức khỏe ngay để được sự tư vấn kịp thời của bác sĩ. Thực tế, HP thường lây nhiễm từ khi chúng ta còn bé.

Yếu tố nguy cơ để nhiễm HP thường liên quan đến điều kiện sống như:

- Sống trong môi trường đông đúc.

- Sống ở nơi có nguồn nước không được đảm bảo.

- Sống ở một đất nước đang phát triển (những người sống ở các nước đang phát triển, nơi điều kiện sống đông đúc và mất vệ sinh, có nguy cơ nhiễm HP rất cao).

- Sống với người bị nhiễm HP (Nếu bạn sống cùng với người đang nhiễm HP, nhiều khả năng bạn cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn này).

Những biến chứng có thể khi bạn bị nhiễm HP là gì?

- Loét dạ dày (HP có thể làm hỏng lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày và ruột non của bạn. Điều này khiến axit dạ dày gây tổn thương và tạo nên vết loét. Khoảng 10% những người bị HP sẽ bị loét).

- Viêm niêm mạc dạ dày.

- Ung thư dạ dày (Nhiễm HP là một yếu tố nguy cơ tương đối cao với một số typ ung thư dạ dày).

- Nhiễm HP không có nghĩa là 100% bị ung thư dạ dày

Lưu ý: Không nên tự ý điều trị viêm dạ dày và tự ý dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa.

Bs Lương Hoài Linh

Ý kiến của bạn