Những điều bạn nên biết về loãng xương sau mãn kinh
Phụ nữ có thể gặp một số triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh và loãng xương sau mãn kinh là một trong số đó.
Loãng xương là một bệnh thoái hóa xương, có thể do thiếu canxi, vitamin D, estrogen hoặc do chế độ ăn uống thiếu chất. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất cứ lúc nào.
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới khoảng 4 lần. Khi họ đến tuổi mãn kinh và buồng trứng ngừng sản xuất estrogen, bệnh có thể phát triển nhanh hơn.
Tiến sĩ Archana Pathak, bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện CK Birla, Delhi (Ấn Độ), cho biết phụ nữ có thể gặp một số triệu chứng sau mãn kinh và loãng xương là một trong số đó. Trong giai đoạn loãng xương sau mãn kinh, mật độ xương (BMD) giảm.
Các triệu chứng của loãng xương sau mãn kinh
Tiến sĩ Archana Pathak giải thích đây là một căn bệnh thầm lặng và đôi khi không xác định được nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu, đó là:
- Xương trở nên dễ gãy.
- Khó chịu khi đi bộ, leo cầu thang, cúi người, và thậm chí khi ho.
- Đau, đặc biệt là ở các vùng dưới cơ thể ảnh hưởng đến đường cong cột sống và các vấn đề về hô hấp.
- Có thể cảm thấy đau nhẹ, viêm khớp và khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động cuộc sống hàng ngày.
- Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau nhức khớp, đau hoặc yếu cơ,...
Nguyên nhân
Có thể có một số lý do khiến phụ nữ gặp khó khăn hoặc chấn thương liên quan đến xương sau thời kỳ mãn kinh. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Chế độ ăn uống kém
- Uống quá nhiều rượu và hút thuốc lá
- Do di truyền
- Kích thước cơ thể (phụ nữ có xương mỏng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn)
- Thay đổi nội tiết tố
Ngoài ra, có những nguyên nhân khác như: bệnh tiểu đường, thiếu vitamin, bệnh nội tiết, bệnh gan, nhiễm HIV và bệnh Celiac.
Một số biện pháp có thể giúp chữa bệnh loãng xương sau mãn kinh
- Một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về xương và gãy xương là do thiếu canxi. Do đó, việc cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể là vô cùng quan trọng.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin D, K, magie, và các chất dinh dưỡng cần thiết khác làm giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện sức mạnh cơ bắp.
- Giữ các thói quen lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục có thể giúp tăng chỉ số BMD, cải thiện sự cân bằng của cơ thể và sức mạnh cơ bắp.
Tin nổi bật
Tin Video