Giải trí

Những ảo ảnh đánh lừa thị giác xuất sắc nhất năm 2020

(VOVTV) - Giải Ảo ảnh xuất sắc nhất của năm (Best Illusion of The Year Contest) là một giải thưởng thú vị, khiến cho cho nhiều người xem bị đánh lừa thị giác, xem mãi mà không hiểu người ta đã làm như thế nào...

Tác giả Lương Anh
06/01/2021 22:23

Cuối tháng 12/2020, những thiết kế đoạt giải ảo ảnh đánh lừa thị giác xuất sắc nhất năm 2020 đã được công bố. Giành chiến thắng là thiết kế bậc thang Schröder.

Những ảo ảnh đánh lừa thị giác xuất sắc nhất năm 2020  - Ảnh 1.

Bậc thang Schröder phiên bản 3D là hình ảnh xuất sắc nhất năm 2020. (Kokichi Sugihara / Best Illusion of the Year Contest)

Vì hình ảnh không có một chỉ số chiều sâu nào, nên chúng ta có thể diễn giải hình ảnh theo hai cách: hoặc là bậc thang đi lên mà cũng có thể là bậc thang đi xuống. Trong hình ảnh có một chiếc nhóp nhọn được đặt lên nơi được coi là bậc cao nhất của cầu thang nhưng chỉ xoay 1 vòng là bậc cao nhất thành thấp nhất.

Đây là thiết kế của kỹ sư toán học trường đại học Meiji Nhật Bản Kokichi Sugihara, và không phải là chiến thắng đầu tiên của kỹ sư này. Sugihara tiết lộ bậc thang này thật ra là bằng nhau có đầu cao hơn hay thấp hơn. Sugihara đã làm phiên bản in được của hình ảnh ảo này để cho ai cũng có thể cắt giấy để làm nhằm hiểu hơn về nguyên lý hoặc để trêu đùa bạn bè. Sugihara từng giành giải nhất của các năm 2010, 2013 và 2018. Các năm còn lại từ năm 2010 anh đêu lọt vào top 10 hình ảnh xuất sắc nhất.

Một hình ảnh ảo khác của nhà toán học này là mái nhà để xe thu nhỏ nhìn từ một góc thì có hình vòm, nhưng nhìn qua gương thì lại có hình zic zắc. Xoay thêm một vòng thì chính hình ảnh bên ngoài lại thành zic zắc và hình ảnh trong gương thành hình vòm. Một hình ảnh khác nữa cho thấy những ống tròn nhìn ở góc này thì bình hành nhưng ở góc khác lại tròn. Cả hai đều về nhì vào các năm dự thi.

Năm 2020, vị trí thứ hai thuộc về Matt Pritchard với hình ảnh ảo tiêu đề “Có thật không??” Sử dụng những vật liệu đơn giản như vỏ lon soda và bìa các tông, Pritchard dựng những khung cảnh trông như là chiếc lon hiện ra trong gương. Nhưng khi ném lon vào gương thì hóa ra đó chỉ là khung rỗng. Miêu tả về ảo ảnh này, chính Pritchard cho biết, xem kỹ sẽ thấy có chỗ hở, nhưng điều gì khiến cho thị giác của chúng ta lúc đầu nghĩ đó là gương thật thì vẫn chưa thể lý giải rõ ràng.

Hình ảnh ảo là kết quả của việc bộ não thường đi tắt khi cố gắng hiểu những gì mà mắt đang nhìn, chuyên gia ảo ảnh của trường đại học La Trobe, nhà tâm lý học Philippe Chouinard lý giải. Một số hình ảnh ảo thử thách năng lực diễn giải của con người về kích cỡ của hình ảnh dựa trên những thứ xung quanh. Một số khác, như những hình ảnh của Sugihara, thì tận dụng kỹ thuật phối cảnh forced perspective và việc thiếu cảm nhận về chiều sâu để tạo ra những hình ảnh có vẻ bất khả thi và mâu thuẫn.

Ý kiến của bạn