Tin tức

Một số các sự kiện quan trọng đang tạo thêm những bất ổn cho thị trường năng lượng toàn cầu

(VOVTV) - Có rất nhiều sự kiện đã, đang và dự báo sẽ diễn ra ảnh hưởng đến thị trường năng lượng toàn cầu. Điển hình như tình hình địa chính trị Nga - Ukraine, Fed tăng lãi suất hay thắt chặt xuất khẩu dầu mỏ...

Tác giả PV / VOVTV
22/03/2022 14:54

Lo ngại nguồn cung bị gián đoạn do căng thẳng địa chính trị tại Ukraine

Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai sau Ả Rập Xê-út với sản lượng xuất khẩu dầu thô và condensate vào khoảng 5 triệu thùng/ngày. Do đó, giá dầu sẽ tăng mạnh nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng, điều có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt mạnh hơn đối với ngành năng lượng của Nga. Hiện đã có một số các biện pháp trừng phạt áp đặt lên ngành năng lượng của Nga, chẳng hạn như: (1) lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga của Mỹ, (2) hạn chế đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Nga, hay (3) các biện pháp trừng phạt tài chính đối với hoạt động giao dịch năng lượng (một số ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT) 

OPEC không đạt mục tiêu sản lượng

Mặc dù bám sát kế hoạch tăng dần sản lượng, OPEC đã không đạt được mục tiêu trong nhiều tháng qua, gây ra tình trạng thắt chặt trên TT dầu thô hiện nay. Mặc dù sản lượng của OPEC đã tăng trong tháng 2, nhưng OPEC vẫn đang bơm ít hơn so với thỏa thuận, kéo theo đó là tỷ lệ tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC đạt 136% vào tháng 2 

Một số các sự kiện quan trọng đang tạo thêm những bất ổn cho thị trường năng lượng toàn cầu - Ảnh 1.

Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đang tăng dần 

EIA dự báo sản lượng dầu đá phiến tại bể Permian sẽ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 4, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Chúng tôi cho rằng việc sản lượng dầu thô của Mỹ tăng dần sẽ giúp giảm bớt tình trạng thắt chặt của TT dầu thô vào cuối năm 2022 

FED nâng lãi suất điều hành

Fed sẽ nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm %. Các quan chức cũng báo hiệu rằng họ dự kiến sẽ nâng lãi suất lên mức gần 2% vào cuối năm nay. Chính sách thắt chặt tiền tệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả hàng hóa, bao gồm giá dầu 

Trung Quốc tăng cường các biện pháp phong tỏa

Sự gia tăng các ca nhiễm biến thể Omicron đã khiến nhà chức trách Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp phong tỏa, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế sẽ cản trở nhu cầu tiêu thụ dầu thô. Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai, chiếm ~15% tổng lượng tiêu thụ dầu thô toàn cầu 

Sự hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran

Thỏa thuận hạt nhân Iran có thể là giải pháp khả thi nhất để hạ nhiệt giá dầu trong ngắn hạn vì nó sẽ kéo theo sự trở lại của nhà xuất khẩu dầu thô Iran với sản lượng bổ sung lên tới 1 triệu thùng/ngày. Một thỏa thuận tiềm năng để hồi sinh thỏa thuận năm 2015 hiện đã gần kề và các bên đang giải quyết những trở ngại cuối cùng liên quan đến mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Iran trong bối cảnh phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga

Ý kiến của bạn