Lục Nam: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới
(VOVTV) - Sau những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi, sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, Chính quyền huyện Lục Nam (Bắc Giang), sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân, diện mạo NTM nơi đây ngày càng “thay da đổi thịt”, cuộc sống và thu nhập của nhân dân được nâng cao rõ rệt.
Xây dựng NTM là sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân
Huyện Lục Nam là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có 23 xã và 2 thị trấn, gồm 13 dân tộc anh em cùng sinh sống với nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo. Khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM huyện có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ….
Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, Đảngbộ, Chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân huyện Lục Nam đã đồng bộ triển khai, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua "Lục Nam chung sức xây dựng nông thôn mới"; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng các tuyến đường hoa, cây xanh tạo cảnh quan môi trường xây dựng huyện nông thôn mới….
Ngoài ra HĐND huyện cũng ban hành cơ chế hỗ trợ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Các cơ quan, đơn vị của huyện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành phụ trách các tiêu chí đã tham mưu UBND huyện văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể đến các xã trên địa bàn để triển khai thực hiện.
Các chủ trương, chính sách và cách thức tiến hành xây dựng nông thôn mới được Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị từ huyện đến cơ sở quan tâm triển khai, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức đa dạng về nội dung, phong phú, sáng tạo về hình thức để cán bộ, nhân dân nhận thức sâu sắc về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Nông thôn Lục Nam chuyển mình cùng xu thế mới
Đến nay, huyện Lục Nam đã về đích NTM với 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; 7 Xã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; 3 Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và có 2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
Những con đường bê tông hóa thôn nối thôn; xã nối xã thuận tiện cho việc đi lại, sản xuất của người dân. Những khu đất trồng, đồi trọc trước đây bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, giờ phủ kín màu xanh tươi tốt của cây bưởi, cây dứa là những bước chuyển mình thay đổi diện mạo của vùng nông thôn phía Đông Bắc bộ.
Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối tới các xã có 70,8km đã cứng hóa 100% và 37/70,8km đường được trồng cây xanh dọc tuyến;1 bến xe khách đạt tiêu chuẩn loại IV. Toàn huyện có 8 lò đốt công nghệ, xử lý được khoảng 50 tấn rác thải sinh hoạt/ngày.
Trong tổng số 10 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, đã có 2 cụm đã đi vào hoạt động với các ngành may mặc, bông y tế, bao bì nhựa, sản xuất giấy; xuất nhựa; sản xuất điện năng… tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động của địa phương.
81% diện tích đất nông nghiệp được tưới chủ động trên tổng số 60 nghìn ha. Các công trình thủy lợi nội đồng được thường xuyên cải tạo, nâng cấp, nạo vét đảm bảo tưới, tiêu chủ động. Các đơn vị được giao quản lý các công trình thủy lợi hàng năm lập kế hoạch, phương án khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi được giao, đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, đúng kế hoạch được duyệt, kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai.
Với 575 trạm biến áp có dung lượng 185,63 MVA; 520km đường dây trung thế, 1300 km đường dây hạ thế đã đảm bảo nguồn cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo an toàn hành lang và mỹ quan công trình.
Bên cạnh đó, hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế của huyện cũng đã đạt chuẩn quốc gia về y tế (hạng II). 25/25 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã, hiện tại có 4/6 (66,7%) trường THPT đã được ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt Chuẩn Quốc gia.
Các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung như: vùng lúa chất lượng tập trung 700 ha; vùng cây ăn quả trên 6.500 ha; vùng vùng vải thiều 3.500 ha; vùng sản xuất Na… với tổng số hộ tham gia 1.384 hộ. Năng suất trung bình 12,8 tấn/ha, sản lượng 3.882 tấn, doanh thu trung bình khoảng 77,6 tỷ đồng/năm.
Công tác đảm bảo ANCT, TTATXH luôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở và lực lượng chức năng quan tâm thực hiện, đạt được nhiều kết quả tích cực. Vì vậy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh trên địa bàn toàn huyện.
Mặc dù việc tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, song với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảngbộ, Chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng thuận và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong huyện nên kết quả đến nay cơ bản đã đảm bảo tiêu chí huyện nông thôn mới.
Tin nổi bật
Tin Video