Tin tức

Loài hoa lan bị coi là xấu nhất thế giới nhưng lại có mùi hương thơm tựa hoa hồng

(VOVTV) - Năm 2020, hơn 150 loài cây và nấm được phát hiện trên toàn cầu, trong đó có một loài lan được mệnh xanh là xấu nhất thế giới. Tuy xấu nhưng loài hoa này lại có mùi hương thơm tựa hoa hồng.

Tác giả Lương Anh (biên dịch)
18/12/2020 23:01

Hoa lan xấu nhất thế giới Gastrodia agnicellus nằm trong số 156 loài cỏ cây được bổ sung vào hồ sơ thực vật của vườn thực vật Hoàng gia Kew ở Anh UK năm 2020. 

Khi nghĩ đến hoa lan, người ta thường hình dung ra vẻ đẹp kiều diễm, thách thức thời tiết và thời gian, nhưng theo mô tả của Kew, loài lan kỳ quái này tìm thấy ở Madagascar, hoa chỉ nhô cao có 1cm, màu nâu và “khá xấu”. Loài lan này không có lá, vì thế chúng phải lấy chất dinh dưỡng từ nấm thay vì quang hợp, phần lớn thời gian sống dưới mặt đất rừng, chỉ nhô lên để nở hoa và thụ phấn. 

Vẻ đẹp nằm trong mắt kẻ si tình, Johan Hermans, một nhà nghiên cứu hoa lan nói. "Nó không hấp dẫn mấy, nhìn như thịt sống, bên trong đỏ, bên ngoài nâu."

Tuy nhiên, bù lại cho vẻ xấu xí, khi nhô lên để nở hoa và thụ phấn, chúng tỏa ra một mùi hương đặc trưng giống như mùi hương hoa hồng. Nhiệt độ càng tăng thì hương càng tỏa mạnh. 

‘Hoa lan xấu nhất thế giới’ và những loài cây mới phát hiện năm 2020 - Ảnh 1.

Đây là loài hoa lan xấu nhất thế giới, nhưng bù lại, chúng có mùi thơm tươi mát dễ chịu

Khoảng 156 loài cây và nấm trên khắp thế giới đã được tìm thấy và được RBG Kew và đối tác chính thức đặt tên trong năm 2020, bao gồm loài cây bụi có vảy ở nam Namibia, một cây họ hàng với loài blueberry ở New Guinea, và một giống hibiscus mới ở Australia.

Phân tích tại Kew cho thấy loài cây bụi có vảy Tiganophyton karasense (Tiganophytaceae), tìm thấy ở vùng đất bán sa mạc miền nam Namibia tuy giống với bộ bắp cải nhưng lại thuộc về một loài mới, chi mới và họ mới mà các nhà khoa học chưa biết tới. Loài cây này chịu nóng cực tốt và hiện chỉ tìm thấy khoảng chưa đầy 1.000 cây.

‘Hoa lan xấu nhất thế giới’ và những loài cây mới phát hiện năm 2020 - Ảnh 2.

Cây có vảy chưa biết thuộc chi hay họ nào

Ngay tại ngoài sân bay Heathrow ở Anh các nhà khoa học đã tìm thấy một loài nấm lớn mới thuộc chi Cortinarius. Chúng mọc trên nền đất kiềm do hàng tấn bê tông bỏ lại sau khi xây dựng sân bay. Loài nấm này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho sự tăng trưởng của các cây sồi và liễu, cùng các loài cây khác.

‘Hoa lan xấu nhất thế giới’ và những loài cây mới phát hiện năm 2020 - Ảnh 3.

Nấm lớn Cortinarius heatherae, tìm thấy gần sân bay Heathrow

Loài dứa cảnh đẹp rực rỡ này có tên là Acanthostachys calcicola, được tìm thấy ở Brazil. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nó trên một vách đá vôi rợp bóng ở và tin rằng nó nằm trong cùng họ nhà dứa. Nó thụ phấn nhờ chim ruồi. Các nhà khoa học chỉ tìm thấy 25 cây.

‘Hoa lan xấu nhất thế giới’ và những loài cây mới phát hiện năm 2020 - Ảnh 4.

Hoa dứa Brazil thụ phấn nhờ chim ruồi

Đây là một loài lan nữa, lan Bulbophyllum. Các nhà khoa học hiện chưa biết liệu chúng có phải là lan quý hiếm hay không, có bị tuyệt chủng không hay vẫn mọc rộng rãi ở New Guinea.

‘Hoa lan xấu nhất thế giới’ và những loài cây mới phát hiện năm 2020 - Ảnh 5.

Hoa lan này tìm thấy ở New Guinea

Vừa tìm ra loài hoa lan xấu nhất thế giới  - Ảnh 6.

Đây là một trong hai loài lô hội mới được tìm thấy ở Madagascar

Loài dâm bụt hibiscus hareyae hoa đỏ cánh xẻ này có những đặc điểm chưa từng được ghi nhận trước đây. Nó có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều so với loài Hibiscus schizopetalus nổi tiếng. 

‘Hoa lan xấu nhất thế giới’ và những loài cây mới phát hiện năm 2020 - Ảnh 8.

Loài dâm bụt mới được đặt tên là Hareya Fassil, một người nghiên cứu thuốc dựa trên thảo dược ở châu Phi

Cũng nằm trong danh sách 156 loài cây và nấm được đặt tên chính thức trong năm nay có loài hoa đẹp đẽ này mọc tít trên núi cao Andes ở Peru, tên là Ipomoea noemana. Củ của chúng có vị ngọt, ăn được. Nơi chúng sống cũng là nơi bắt nguồn của nhiều loài cây cho củ ăn được khác như khoai tây, khoai lang và cà chua.

‘Hoa lan xấu nhất thế giới’ và những loài cây mới phát hiện năm 2020 - Ảnh 9.

Ipomoea noemana, một loài hoa bìm bìm có củ ăn được màu tím

Theo RBG Kew, nhiều loài trong số này đang có nguy cơ biến mất do thay đổi môi trường sống. Trrước đó trong năm, RBG Kew đã cảnh báo khoảng 40% các loài cây trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng do nạn phá rừng, tình trạng thải khí gây hại toàn cầu, và biến đổi khí hậu.
Ý kiến của bạn