Đời sống

Lo ngại về nấm xanh ở người từng mắc COVID-19

Nấm xanh là loại mới nhất gia nhập các trường hợp nấm đen, trắng và vàng phát hiện gần đây ở người từng mắc COVID-19 tại Ấn Độ.

21/06/2021 05:58

Nấm xanh là loại mới nhất gia nhập các trường hợp nấm đen, trắng và vàng phát hiện gần đây ở người từng mắc COVID-19 tại Ấn Độ. Trường hợp mắc nấm xanh đầu tiên 34 tuổi, vừa được điều trị khỏi COVID-19. Tuy nhiên sau đó anh này bị chảy máu mũi và sốt cao. Sức khỏe yếu dần và bị sụt cân nhanh. Các cuộc kiểm tra được thực hiện do lo ngại bệnh nhân bị nhiễm trùng nấm đen (mucormycosis). Sau khi có kết quả, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị nhiễm nấm xanh trong phổi, xoang và máu.

Nấm xanh là gì?

Lo ngại về nấm xanh ở người từng mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Nấm xanh hay còn gọi là nấm Aspergillosis sống cả ở trong nhà và ngoài trời. Bệnh nhân nhiễm nấm có thể sốt cao và chảy máu mũi. Theo giới chức y tế, nấm xanh cũng có thể là nguyên nhân gây sụt cân nghiêm trọng và suy nhược cơ thể. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu thêm về bản chất của việc nhiễm nấm xanh ở những bệnh nhân COVID-19 với những người không mắc bệnh.

Nấm xanh lây lan như thế nào?

Lo ngại về nấm xanh ở người từng mắc COVID-19 - Ảnh 2.

Khả năng lây nhiễm tồn tại cả trong nhà và ngoài trời. Đối với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, việc hít phải bào tử Aspergillus không có hại. Nhưng đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu, hít phải nấm này có thể gây nhiễm trùng phổi hoặc xoang, sau đó có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi.

Nấm xanh không lây và không thể truyền từ người này sang người khác hay giữa người và động vật.

Nấm xanh có ở đâu?

- Thảm thực vật mục nát

- Hạt dự trữ

- Đống ủ mục

- Lá cần sa

Các triệu chứng của nấm xanh là gì?

Lo ngại về nấm xanh ở người từng mắc COVID-19 - Ảnh 3.

- Sốt

- Thở khò khè

- Giảm khứu giác

- Mệt mỏi

- Khó thở

- Ho

- Chảy nước mũi

- Đau đầu

- Giảm thị giác

- Đau ngực

- Có máu trong nước tiểu

Ai dễ mắc nấm xanh?

Lo ngại về nấm xanh ở người từng mắc COVID-19 - Ảnh 4.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các loại Aspergillosis khác nhau ảnh hưởng đến nhiều nhóm người khác nhau. Nhiễm trùng thường ảnh hưởng đến những người bị bệnh phổi như bệnh lao.

Bệnh aspergillosis phế quản phổi dị ứng (ABPA) chủ yếu lây nhiễm cho những người bị Hen suyễn. Bệnh aspergillosis phổi mãn tính thường xảy ra ở những người mắc các bệnh phổi khác, bao gồm sarcoidosis, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và bệnh lao.

Trong khi đó, Aspergillosis xâm lấn ảnh hưởng đến những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, bao gồm cả những người đã cấy ghép nội tạng, dùng corticosteroid liều cao hoặc đang điều trị hóa chất ung thư.

Có phòng ngừa được bệnh nấm xanh không?

Lo ngại về nấm xanh ở người từng mắc COVID-19 - Ảnh 5.

Theo các bác sĩ, nhiễm trùng nấm có thể được ngăn ngừa bằng cách giữ vệ sinh tốt, răng miệng và cơ thể sạch sẽ. Mọi người nên tránh đến những khu vực có nhiều khói bụi và nguồn nước bị ô nhiễm. Trong trường hợp phải đến những khu vực như vậy, nên đeo khẩu trang N95. Nếu tiếp xúc với bụi hoặc đất, mọi người nên rửa mặt và tay bằng xà phòng và nước.

Dòng sự kiện
Ý kiến của bạn