Liên minh Châu Âu thông qua luật AI đầu tiên trên thế giới
Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng cũng đã chấp thuận đối với luật đầu tiên trên thế giới nhằm đưa ra các quy định việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Luật này của Liên minh Châu Âu (EU) đặt ra “các quy tắc toàn diện” cho công nghệ AI và dựa trên đánh giá rủi ro khi sử dụng chúng trong giao thông tự động, thiết bị y tế, dịch vụ tài chính và giáo dục. Luật này có tính đổi mới và đưa ra cách tiếp cận đối với quy định về AI. Đặc biệt, việc sử dụng cái gọi là hệ thống “xếp hạng xã hội” nhằm xếp hạng công dân dựa trên phân tích dữ liệu của họ sẽ hoàn toàn bị cấm. Các hoạt động lập mô hình dự đoán cho mục đích của cảnh sát, sử dụng nhận dạng cảm xúc ở nơi làm việc và trường học cũng bị cấm.
Các hệ thống AI có rủi ro cao như ô tô tự hành, thiết bị y tế, dịch vụ tài chính và dịch vụ giáo dục sẽ được đánh giá về các mối đe dọa đối với sức khỏe, sự an toàn và quyền của công dân. Ngoài ra, luật còn đưa ra các hạn chế nghiêm ngặt đối với cái gọi là hệ thống AI tổng hợp, chẳng hạn như ChatGPT. Chúng phải tuân theo các yêu cầu về tuân thủ luật bản quyền, tiết lộ thông tin về đào tạo mô hình và kiểm tra an ninh mạng thường xuyên.
Sự thay đổi trong luật pháp của EU xảy ra sau khi OpenAI giới thiệu ChatGPT vào tháng 11/2022. Giới chức EU nhận ra rằng luật hiện hành thiếu các chi tiết quan trọng hơn trong việc điều chỉnh việc sử dụng các tài liệu có bản quyền do AI tạo ra.
Luật sẽ không có hiệu lực đầy đủ trong ít nhất 12 tháng nữa và các hệ thống hiện có như ChatGPT, Gemini và Copilot sẽ có thời gian chuyển tiếp là 36 tháng để tuân thủ các quy định mới. Dẫu vậy, việc thông qua Đạo luật AI được xem là cột mốc quan trọng đối với EU.
Nếu vi phạm pháp luật, các công ty sẽ bị phạt tới 35 triệu EUR hoặc 7% doanh thu hàng năm. Điều này chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến những gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Google, Microsoft và OpenAI. Mục tiêu chính của luật này là đảm bảo sự tin cậy, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc sử dụng công nghệ AI mà không cản trở sự đổi mới.
Tin nổi bật
Tin Video