Giải trí

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á

Điện ảnh Châu Á tiếp tục gây chú ý tại Liên hoan phim Cannes 2021 với những cái tên nổi bật từ các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản.

08/07/2021 08:46

Sau 1 năm tạm hoãn do dịch Covid-19, Liên hoan phim Cannes đã trở lại sôi động với chuỗi sự kiện điện ảnh vào tháng 7 này. Năm nay, bên cạnh những bộ phim ấn tượng đến từ các nhà làm phim nghệ thuật châu Âu như  “The French dispatch” của Wes Anderson, “Benedetta” của Paul Verhoeven và “Flag Day” của Sean Penn thì điện ảnh châu Á cũng có những cái tên nổi bật đến từ các quốc gia Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hội đồng đánh giá những tác phẩm tham dự lần này sẽ do đạo diễn Spike Lee đứng đầu và bao gồm các thành viên trong đó có nam tài tử Hàn Quốc Song Kang Ho, trở lại Cannes hai năm sau khi “Parasite” bắt đầu hành trình đầy phi thường và được vinh danh tại đây.

Drive my car (Nhật Bản)

Đạo diễn Nhật Bản Ryusuke Hamaguchi, người vừa giành giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Berlin với tác phẩm mới nhất “Wheels of fortune and fantasy" cũng góp mặt tại Liên hoan phim Cannes lần này. Tham dự Cannes 2021, Ryusuke mang đến tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ truyện ngắn của Haruki Murakami.

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á - Ảnh 1.

Ryusuke Hamaguchi trở lại Cannes với bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn "Drive my car" của Haruki Murakami.

Phim có sự tham gia của  diễn viên Hidetoshi Nishijima trong vai một diễn viên/ đạo diễn chìm trong bi kịch của quá khứ khi anh đến Hiroshima để chuẩn bị tác phẩm mang tên “Uncle Vanya”.

"Drive my car" có độ dài là ba tiếng, chủ yếu xoay quanh mối quan hệ của nhân vật chính với tài xế của mình – một phụ nữ trẻ (Toko Miura) người lái chiếc Saab 900 của anh. Đây là bộ phim thứ hai trong số các tác phẩm của đạo diễn người Nhật chính thức tham gia cuộc đua Cannes sau bộ phim lãng mạn “Asako I & II” vào năm 2018.

Memoria (Thái Lan)

Năm 2010, đạo diễn Thái Kan Apichatpong Weerasethakul đã giành được giải Cành cọ Vàng nhờ hành trình tâm linh trong bộ phim "Uncle Boomee who can recall his past lives". Trở lại đường đua Cannes 2021, Apichatpong Weerasethakul dự thi tác phẩm “Memoria”, một bộ phim hợp tác quốc tế có với sự góp mặt của minh tinh Tilda Swinton. Cô cũng tham gia các bộ phim như "The French dispatch" và "The Souquarent part II", được chiếu tại sự kiện Directors Fortnight (Tuần lễ Đạo diễn).

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á - Ảnh 2.

"Memoria" có sự tham gia của minh tinh Tilda Swinton.

Phim lấy bối cảnh Colombia và được quay tại những ngọn núi Pijao và Bogotá. Swinton đóng vai một người phụ nữ đến từ Scotland du lịch qua khu vực này và rồi tâm trí của cô bắt đầu sáng tỏ. Đối mặt với các vấn đề về ký ức và nhân dạng, vị đạo diễn dường như đang tiếp tục cuộc phiêu lưu trường kỳ, khám phá mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn.

Gaey Wa'r (Trung Quốc)

Được chiếu tại hạng mục Un Certain Regard (Giải thưởng Góc nhìn độc đáo) của liên hoan phim Cannes, bộ phim tội phạm Trung Quốc "Gaey Wa'r" là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Na Jiazo đã gây ấn tượng với đông đảo khán giả.

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á - Ảnh 3.

"Gaey Wa'r" là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Na Jiazo, người tốt nghiệp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh.

Bộ phim diễn ra vào đầu những năm 2000, xoay quanh câu chuyện của những người trẻ Trung Quốc sống ở các thành phố lớn. Cụ thể bộ phim theo chân Dongzi, một chàng trai 21 tuổi xuất thân từ thị trấn nhỏ. Vì để chi trả viện phí cho cha mình, cậu buộc phải trở thành tay sai cho những kẻ thu nợ.

Như đạo diễn Na đã nói: "Cuộc sống trên những con phố có thể rất khó khăn. Nhưng nó cũng có thể là một bàn đạp để mở ra cả một vũ trụ". Ngôi sao điện ảnh Li Jiuxiao, người vừa xuất hiện trong bộ phim bom tấn "The eight hundred" (Bát bách) cũng góp mặt trong tác phẩm này.

In front of your face (Hàn Quốc)

Hong Sang Soo, đạo diễn kỳ cựu người Hàn Quốc, đã đem đến liên hoan phim Cannes bộ phim thứ 26, "In front of your face". Cũng giống như Hamaguchi, tại Liên hoan phim Berlin vừa rồi, Hong Sang Soo cũng đã ra mắt bộ phim gia đình sôi nổi mang tên "Introduction".

Hiện tại ông là một trong 10 nhà làm phim được tham dự hạng mục Cannes Premierees, một hạng mục được thành lập gần đây dành riêng cho những bộ phim mới của các đạo diễn tác giả. Hai cái tên Andrea Arnold và Mathieu Amalric cũng có góp mặt tại hạng mục này.

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á - Ảnh 4.

Lee Hye Young (trái) và Cho Yun-hee trong một cảnh phim của "In front of your face", do Hong Sang-soo đạo diễn.

Nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Hye Young thủ vai chính trong bộ phim, tuy nhiên cốt truyện hiện vẫn đang được giữ bí mật. Với bộ phim này, Hong Sang Soo vừa chỉ đạo, vừa viết kịch bản, quay phim, dựng phim, soạn nhạc.

Ngay cả đạo diễn Fémaux cũng không tiết lộ gì nhiều, chỉ lưu ý rằng những tác phẩm của Hong "đều rất tối giản và mang tính cá nhân... Chúng sáng tạo, truyền cảm hứng và kết tinh được điều gì đó có thể nhào nặn được nghệ thuật điện ảnh ngày nay".

Emergency declaration (Hàn Quốc)

Bộ phim Hàn Quốc về đề tài thảm họa có thể tạo một cú hích cho những khán giả mong đợi chút gì đó gay cấn và kịch tính trong chuỗi sự kiện mang tính hàn lâm thông thường của các Liên hoan phim.

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á - Ảnh 5.

Tác phẩm điện ảnh có sự góp mặt của giám khảo Song Kang Ho sẽ chiếu tại Cannes nhưng không tranh giải.

Được đạo diễn bởi Han Jae Rim, với sự tham gia của ngôi sao điện ảnh kiêm thành viên hội đồng đánh giá Song Kang Ho (ông từng đóng trong bộ phim "The face reader" của Han năm 2013), cùng với Jeon Do-yeon ("The Housewitcher") và Lee Byung-hun ("I saw the devil").

Bộ phim quy tụ những dàn diễn viên Hàn Quốc đáng mong chờ nhất. Dựa trên một sự kiện có thật, "Emergency Declaration" là bộ phim kịch tính trên không xoay quanh một tình huống khẩn cấp được tuyên bố sau khi vụ khủng bố chưa từng có tiền lệ diễn ra ngay trên chuyến bay.

"Emergency Declaration" sẽ được chiếu tại hạng mục "Out of competition" (chiếu nhưng không tranh giải) ngày 16/7.

The year of the everlasting storm (đa quốc gia)

Một bộ phim tập hợp tác phẩm của 7 đạo diễn, “The year of the everlasting storm” (tạm dịch: "Năm bão bất diệt") đã được quay bí mật trên khắp thế giới – tại Hoa Kỳ, Iran, Chile, Trung Quốc và Thái Lan. Apichatpong cũng tham gia cùng với nhà làm phim Anthony Chen của Singapore, đạo diễn của bộ phim "Wet Season" đoạt giải thưởng năm 2019). Những đạo diễn khác bao gồm Jafar Panahhi của Iran và 2 nhà làm phim Mỹ Laura Poitras và David Lowery.

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á - Ảnh 6.

"The year of the everlasting storm" là bộ phim đặc biệt do 7 đạo diễn đến từ nhiều quốc gia thực hiện.

Được trình chiếu ở hạng mục Suất chiếu đặc biệt tại Cannes, “The year of the everlasting storm” được coi là "một bức thư tình gửi đến giới điện ảnh", với mỗi đạo diễn ghi hình những phân đoạn đậm dấu ấn cá nhân trong suốt thời kỳ đại dịch.

Ripples of life (Trung Quốc)

Tham dự Tuần lễ Đạo diễn, “Ripples of Life” (tạm dịch “Những gợn sóng của cuộc đời”) là tác phẩm thứ hai đến từ đạo diễn Wei Shujun. Đạo diễn sinh tại Bắc Kinh đã có một màn chào sân ấn tượng vào năm ngoái với bộ phim "Striding in the wind" – tác phẩm được đưa vào danh sách chính thức của Cannes 2020 trước khi Liên hoan phim bị huỷ bỏ.

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á - Ảnh 7.

Huang Miyi trong một phân cảnh "Những gợn sóng của cuộc đời", bộ phim thứ hai của nhà làm phim Trung Quốc Wei Shujun.

Bộ phim thứ hai này, với sự góp mặt của Yang Zishan, lấy chính điện ảnh làm chủ đề, kể về câu chuyện của một đội quay phim khi đến thị trấn hẻo lánh Yongan. Những tranh cãi nổ ra giữa đạo diễn và biên kịch, trong khi đó ngôi sao của đoàn làm phim được đưa trở về nơi cô đã lớn lên đã thu hút khán giả.

I'm so sorry (Trung Quốc)

Đạo diễn phim tài liệu và nghệ sĩ đa phương tiện người Trung Quốc tên Zhao Liang xuất hiện tại Cannes lần cuối là vào 12 năm trước, với tác phẩm “Petition” giành được giải thưởng năm 2009. Bây giờ ông đã trở lại với một bộ phim phi viễn tưởng hợp thời, "I’m so sorry".

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á - Ảnh 8.

"I'm so sorry" là bộ phim lấy đề tài sự nguy hiểm của năng lượng hạt nhân.

Được trình chiếu trong sự kiện vì khí hậu của Cannes, một nhánh đặc biệt với những bộ phim xoay quanh vấn đề môi trường, tác phẩm lấy đề tài là sự nguy hiểm của năng lượng hạt nhân. Đây là dự án quốc tế đầu tay của Zhao, bộ phim cho thấy ông đến thăm các địa điểm đặt các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine, Belarus, Nhật Bản, Kazakhstan, Đức và Phần Lan.

Moneyboys (Trung Quốc)

Bộ phim đầu tay của biên kịch kiêm đạo diễn C.B. Yi, "Moneyboys" được trình chiếu trong hạng mục Un Certain Regard (Góc nhìn độc đáo) và sẽ tham gia cuộc đua tranh giải Máy quay Vàng cho tác phẩm đầu tay xuất sắc nhất.

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á - Ảnh 9.

"Moneyboys" có sự góp mặt của nam diễn viên Kha Chấn Đông.

Câu chuyện xoay quanh một kẻ lừa đảo đường phố tên Fei (Kha Chấn Đông thủ vai), cuộc sống của anh sụp đổ khi anh nhận ra rằng gia đình sẵn sàng cầm những đồng tiền của mình nhưng lại không chấp nhận xu hướng tính dục của chính mình.

Bộ phim gây tò mò cho Hội đồng liên hoan khi đạo diễn Yi đã hợp tác với nhà quay phim Jean-Louis Vialard, người trước đây đã thực hiện tác phẩm của Apitchatpong mang tên “Tropical Malady” vào năm 2004.

Liên hoan phim Cannes 2021 sẽ diễn ra trong từ ngày 5-17/7.

Ý kiến của bạn