Khám phá

Kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô, thăm những công trình, địa danh lịch sử của Hà Nội

(VOVTV) - 67 năm đã trôi qua kể từ ngày 10/10/1954, khi "năm cửa ô đón mừng" đoàn quân trở về trong niềm hân hoan chiến thắng Giải phóng Thủ đô, những địa danh, công trình lịch sử vẫn sừng sững giữa lòng Hà Nội, sẵn sàng kể cho các thế hệ sau một giai đoạn hào hùng không thể nào quên.

Tác giả Anh Văn / VOVTV
09/10/2021 06:14
Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 1.

6 giờ sáng ngày 9/10/1954, Sư đoàn Quân Tiên phong bắt đầu hành quân tiến vào Thủ đô tiếp quản Hà Nội. Cầu Long Biên đón chào đoàn quân chiến thắng.

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 2.

16h ngày 9/10/1954, những binh lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát Thủ đô. Cây cầu Long Biên trở thành nơi ghi dấu chân những người lính viễn chinh Pháp cuối cùng rời Hà Nội.

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 3.

Những chiến sĩ của Hà Nội mùa đông năm 1946 đã rút đi qua chính cây cầu này, "ra đi đầu không ngoảnh lại" và họ đã trở về sau 9 năm kháng chiến, hiên ngang bước đi trên những nhịp cầu

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 4.

Phố Hàng Đào nằm trên tuyến phố chính mà đoàn quân giải phóng đi qua trong sự vẫy chào của người dân

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 5.

Những phố cổ này năm xưa đã chở che cho các chiến sĩ Thủ đô anh hùng trong những ngày giằng co ác liệt với quân Pháp

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 6.

Cửa Bắc Hoàng thành Thăng Long, nơi Trung đoàn Thủ đô tiến vào tiếp quản

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 7.

Nhà hát Lớn rực rỡ trong nắng thu. Nơi đây 15h ngày 10/10/1954 đã vang lên hồi còi dài, báo hiệu thời khắc lịch sử Thủ đô được giải phóng, tiếp quản hoàn toàn

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 8.

Đây cũng là nơi tổ chức kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa I, là kỳ họp đầu tiên trong hòa bình của Thủ đô Hà Nội. Trải qua 67 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội đã được trùng tu, cải tạo nhiều lần, là một trong những biểu tượng lịch sử, nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật lớn của Thủ đô

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 9.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Đến ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, một lần nữa lá quốc kỳ lại tung bay trên đỉnh kỳ đài lịch sử

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 10.

Nơi đây đã diễn ra lễ chào cờ lịch sử do Ủy ban Quân chính tổ chức. Sau Lễ chào cờ, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ trân trọng đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 13.

Được Pháp xây dựng năm 1890, chợ Đồng Xuân mang đậm dấu ấn của trận chiến Hà Nội mùa đông năm 1946. Đây chính là nơi diễn ra trận đánh ác liệt nhất và là trận đánh lớn của quân, dân Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến vào tháng 2 năm 1947

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 14.

Chợ Đồng Xuân treo pano chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Ngắm những công trình gắn liền với 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô - Ảnh 15.

Ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội). Đêm 20/9/1954, hàng ngàn công nhân Sở Hoả xa và nhân dân quanh ga Hàng Cỏ đã đấu tranh không cho quân đội Pháp và bọn chủ chở máy móc, vật liệu xuống Hải Phòng để đem vào Nam. Sáng 9/10/1954, ta tiếp quản ga Hàng Cỏ. Buổi chiều đã có ngay chuyến tàu đầu tiên mang cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ chạy xuống Văn Điển đón bộ đội, cán bộ, nhân dân vào nội thành.

Ý kiến của bạn