Khám phá

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế "Danh ông Đề Thám vang lừng đất Nam"

Bắc Giang là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Nổi bật là khu di tích Yên Thế, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân Yên Thế chống lại thực dân Pháp kéo dài 30 năm đầy khói đạn và máu xương.

Tác giả Đình Đức - Thanh Bình / VOVTV
01/12/2020 09:17

Đến với Quần thể khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám nằm trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, du khách sẽ được thăm 9 điểm Di tích Quốc gia đặc biệt như Đền Thế, đồn Phồn Xương, đồn Hố Chuối, chùa Lèo... Đây là những di tích còn sót lại kể về những chiến công hiển hách, những giai thoại lịch sử trong quá trình xây dựng lực lượng, tổ chức chiến đấu anh dũng của nghĩa quân Yên Thế trong suốt 30 năm kiên cường chống lại thực dân Pháp (từ 1884 - 1913).

"Đền Thề" - Địa điểm đầu tiên khi đến với khu di tích khởi nghĩa Yên Thế.

Đền Thề nằm ở khu trung tâm của khu căn cứ Phồn Xương, thuộc thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, di tích cách thành phố Bắc Giang 27km về phía Bắc.

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 1.

Ngôi đền tọa lạc trên một ngọn núi thấp

Đền Thề là nơi chứa đựng và chứng kiến những hoạt động của nghĩa quân đã từng làm nức lòng nghĩa quân Yên Thế một thời. Trước kia, đền Thề là một ngôi đền thờ Mẫu mang dáng dấp kiến trúc thời Lê Trung Hưng thế kỉ XVIII. Sau khi Đề Thám lập đại bản doanh ở Phồn Xương, ông cùng bà Đặng Thị Nho (vợ ba của Đề Thám) tu bổ lại ngôi đền. Với kiến trúc hình chữ Đinh bằng gỗ lim lợp ngói với thiền đường 3 gian 2 dĩ và hậu cung 2 gian, ngoài việc thờ cúng, đây là nơi sinh hoạt của đời sống văn hóa tâm linh của người dân trong vùng.

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 2.

Trước kia, đền Thề là một ngôi đền thờ Mẫu mang kiến trúc thời Lê Trung Hưng thế kỉ XVIII

Mỗi lần tuyển nạp nghĩa binh hay xuất trận, Đề Thám cùng bà Đặng Thị Nho tổ chức cho quân, tướng ăn thề tại đây.

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 3.

Du khách dâng hương tại đền Thề, nơi thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám cùng các nghĩa quân Yên Thế cắt máu ăn thề trước mỗi lần xuất trận

Mỗi khi thắng trận trở về, Đề Thám cũng lấy làm nơi tổ chức khao quân, tướng sĩ. Vì vậy đền Mẫu này được nghĩa quân và nhân dân gọi là "đền Thề".

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 5.

Sau khi Đề Thám lập đại bản doanh ở Phồn Xương, ông đã cho tu bổ lại ngôi đền làm nơi mở hội hàng năm

Năm 1909, thực dân Pháp mở chiến dịch đánh chiếm đồn Phồn Xương. Chúng đốt và đập phá những pho tượng trong đền. Năm 1982, chùa Yên Thượng (cách đền Thề 1km về phía bắc) bị đổ, người dân nơi đây đã di chuyển hệ thống tượng Phật về đặt trong đền.

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 5.

Chính điện đền thờ

Sau khi cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế kết thúc, người dân đã đưa tượng cụ Đề Thám vào thờ trong đền . 

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 6.

Tượng thờ Hoàng Hoa Thám

Trải qua thời gian, đền Thề đã được trùng tu vào các năm 1983, 1993 và 1997. Vào dịp ngày 16 tháng 3 hàng năm, chính quyền và người dân địa phương đều tổ chức dâng hương tưởng nhớ công lao của Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế.

Đền Thề cũng là một trong 23 điểm di tích và cụm di tích thuộc Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.

Ngày nay, đền Thề là một trong những nơi linh thiêng nhất của vùng đất Yên Thế.

Đồn Phồn Xương, đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế

Bên cạnh đền Thề là đồn Phồn Xương, nơi có bức tường thành dài đắp đất và những lỗ châu mai vẫn còn nguyên vẹn. Đồn được Hoàng Hoa Thám cho xây dựng năm 1892, trấn giữ con đường độc đạo đi vào căn cứ nghĩa quân.

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 6.

Đồn Phồn Xương (còn có tên gọi là đồn Gồ, độ Cụ)

Trước đồn là một hồ nước để bảo vệ mặt tiền đồn. Phía sau đồn là di tích doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân. Gần đồn Phồn Xương có phố Bà Ba, trước kia chính là nơi ở của vợ ba Hoàng Hoa Thám, bà Đặng Thị Nho còn gọi là bà Ba Cẩn, cũng là một tướng của nghĩa quân.

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 7.

Đồn Phồn Xương được xem là thủ phủ, đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế

Đồn Phồn Xương được xem là thủ phủ, đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế. Nơi đây, Hoàng Hoa Thám và Bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở lâu nhất, chỉ đạo đường lối chiến lược, chiến thuật và tổ chức chiến đấu cho đến năm 1909.

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 9.

Những di tích còn sót lại

Đồn Phồn Xương được xây dựng vào những năm 1894-1895, có bình đồ kiến trúc hình chữ nhật nằm dọc theo hướng Bắc Nam bao gồm hai vòng thành (thành ngoại, thành nội) với tổng diện tích khoảng 3.200m2.

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế "Danh ông Đề Thám  vang lừng đất Nam" - Ảnh 10.

Đền thờ nữ tướng bà Ba Cẩn

Hiện nay, trong đồn lũy Phồn Xương, ngay chính gian nhà mà Đề Thám và bà Ba Cẩn từng ở trước đây là đền thờ bà Ba. Đền thờ được nhân dân xây dựng năm 1995.

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 10.

Tượng thờ nữ tướng bà Ba Cẩn

Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đồn Phồn Xương là địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng: Là nơi diễn ra Lễ ký kết hòa hoãn lần thứ nhất (1894 - 1897) giữa nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp; đây cũng là nơi lui tới bàn kế sách đánh giặc của nhiều nhà chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, ....

Nhà trưng bày và tượng đài Hoàng Hoa Thám

Phía sau đền Thề là Nhà trưng bày các hình ảnh và hiện vật của cuộc khởi nghĩa như súng kíp, đạn, gươm, mã tấu... cùng các đồ dùng sinh hoạt như mâm đồng, bình lọ, ấm, chén uống nước... của nghĩa quân. Trước sân nhà trưng bày là tượng đài anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám

Tìm hiểu về khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  - Ảnh 11.

Tượng đài Hoàng Hoa Thám

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế "Danh ông Đề Thám  vang lừng đất Nam" - Ảnh 13.

Khu trưng bày hình ảnh và hiện vật của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế "Danh ông Đề Thám  vang lừng đất Nam" - Ảnh 14.

Đồ dùng sinh hoạt của nghĩa quân Yên Thế

Nhà lưu niệm Hoàng Hoa Thám là địa điểm để tìm hiểu lịch sử và giáo dục thế hệ trẻ về lòng tự hào, ý chí kiên cường trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, khơi dậy tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mỗi người dân Việt Nam.

Ý kiến của bạn