Lăng kính

Khách mời trường quay: Sửa đổi Luật Thủ đô, tạo nền tảng pháp lý cho sự phát triển vững mạnh của Hà Nội

(VOVTV) - TS. Dương Thị Thanh Mai, Chuyên gia, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp, thành viên Ban soạn thảo Luật thủ thông tin về tiến độ soạn thảo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và những điểm chính trong việc sửa đổi luật Thủ đô lần này.

Tác giả PV / VOVTV
12/10/2023 06:04

Để kịp thời thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chủ trương của Đảng tại các nghị quyết có liên quan, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, với mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực như mục tiêu Bộ Chính trị đề ra,việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là rất cần thiết

Hiện Bộ Tư pháp đang phối hợp với UBND TP Hà Nội nghiên cứu, tham mưu sửa đổi Luật Thủ đô phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.

Cơ sở của việc sửa đổi luật Thủ đô

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Tuy nhiên, qua hơn 09 năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định đề ra trong Luật còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trái tim của cả nước.

- Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: “Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị. Sử dụng các công cụ quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị... xây dựng khung pháp lý cho phát triển đô thị thông minh, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm đô thị”.

- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu đến năm 2030: “Thủ đô Hà Nội là Thành phố Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực”; đặt ra yêu cầu “rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội”.

- Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: “hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá; xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng”.

Để kịp thời thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo các nghị quyết, chủ trương của Đảng, việc sớm ban hành Luật Thủ đô sửa đổi là yêu cầu cấp thiết.

Nhóm chính sách được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa tại Dự tháo Luật Thủ đô sửa đổi

Tiếp thu ý kiến, Ban soạn thảo Luật Thủ đô sửa đổi đã trình Quốc 9 nhóm chính sách gồm: Tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Cơ chế thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; Cơ chế huy động nguồn lực, nâng cao năng lực tài chính - ngân sách cho phát triển của Thủ đô; Hoàn thiện các quy định về quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô; Cơ chế, chính sách xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; Cơ chế, chính sách phát triển văn hóa và giáo dục - đào tạo Thủ đô; Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Cơ chế, chính sách phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững và cuối cùng là Cơ chế, chính sách liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về KTXH, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực trọng điểm.

Ý kiến của bạn