Lăng kính

Khách mời trường quay: Quản lý các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới – Những vấn đề đặt ra

(VOVTV) - Làm thế nào để quản lý được các mạng xã hội xuyên biên giới đang hoạt động trong phạm vi nước ta? Mời quý vị nghe ý kiến của PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác giả Nhóm PV
19/10/2023 08:21

Kết quả kiểm tra toàn diện TikTok

Sau 4 hơn tháng triển khai đợt kiểm tra toàn diện TikTok tại Việt Nam, đại diện Bộ TT&TT cho biết Văn phòng TikTok và Công ty TikTok Việt Nam không trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam mà do TikTok Singapore trực tiếp quản lý, vận hành. Trên cơ sở sai phạm của Tiktok, Bộ TTTT yêu cầu Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam được TikTok Singapore ủy quyền, trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam khắc phục ngay các sai phạm như gỡ bỏ 100% các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, cải thiện hệ thống kiểm duyệt nội dung (đặc biệt là với hình thức Livestream), giới hạn thời gian truy cập, sử dụng TikTok với người dưới 18 tuổi, xóa các tài khoản Tiktok của trẻ em dưới 13 tuổi.

Liên quan đến việc các nền tảng xuyên biên giới tiếp tay cho quảng cáo bất hợp pháp như tình trạng Google map gắn vị trí địa điểm nhạy cảm, vi phạm pháp luật như kinh doanh bóng cười, cá độ bóng đá, mại dâm…đại diện Bộ TT&TT cho rằng khi đã có vị trí địa điểm cụ thể, các địa phương, bộ ngành quản lý các lĩnh vực cần kiểm tra và xử lý đối tượng đăng tải.

Bộ TTTT khẳng định không chỉ Tiktok, Google hay bất kì nền tảng xuyên biên giới nào không tuân thủ pháp luật Việt Nam, không phối hợp hoạt động theo các quy định pháp luật thì sẽ không được chào đón, được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng của nước ta đã rất quyết liệt làm việc với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới để gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam và đồng thời chúng ta cũng đang dần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để buộc các nhà cung cấp phải chấp nhận việc hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam và điều này thì hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế vì lợi ích chung của các doanh nghiệp cũng như là của người sử dụng bởi từ đó góp phần làm cho không gian mạng nói chung và môi trường các mạng xã hội nói riêng không còn bị vẩn đục hay là độc hại.

Ý kiến của bạn