Khách mời trường quay: Để xuất khẩu gạo tăng trưởng bền vững
(VOVTV) - Các nhà chuyên môn khuyến cáo, để giữ vững được vị thế xuất khẩu gạo hiện nay, ngành lúa gạo cần có những giải pháp khắc phục những bất ổn đang tiềm ẩn mới có thể phát triển bền vững. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy về vấn đề này.
Trong khi nhiều quốc gia hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo đang áp dụng các chính sách hạn chế xuất khẩu thì Việt Nam lại cho thấy sự ổn định về năng lực sản xuất, không những không giảm mà còn đẩy mạnh xuất khẩu gạo chất lượng cao, đóng góp quan trọng đảm bảo an ninh lương thực thế giới, khiến các quốc gia có cái nhìn tin cậy hơn vào ngành lúa gạo Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn khuyến cáo, để giữ vững được vị thế hiện nay, ngành lúa gạo cần có những giải pháp khắc phục những bất ổn đang tiềm ẩn mới có thể phát triển bền vững.
Chuyên canh lúa chất lượng cao, xây dựng ngành lúa gạo bền vững
Trên thực tế, dù đang đạt được những dấu mốc xuất khẩu tăng kỷ lục chưa từng có nhưng hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, dẫn đến có lúc khó kiểm soát được nguồn cung cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất nhỏ lẻ khiến chất lượng gạo không đồng đều, thiếu sự liên kết theo chuỗi từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ; thiếu sự liên kết, phân công lao động và tổ chức sản xuất gạo theo lợi thế của vùng và địa phương, dẫn đến tính chuyên môn hóa thấp, dễ xảy ra ùn ứ cục bộ về nguồn cung và thị trường.
Những biến động về thị trường lương thực thế giới sẽ dần ổn định trở lại, do đó, những vấn đề bất ổn từ nội tại ngành lúa gạo nếu không sớm được khắc phục sẽ khiến Việt Nam mất đi vị thế đang có trên thị trường lúa gạo quốc tế. Vì vậy theo các chuyên gia, về lâu dài cần nâng cao chất lượng, đặc biệt là phân khúc gạo cao cấp; cùng với đó cần bắt tay ngay vào việc tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng tăng trưởng xanh bền vững. Có như vậy doanh nghiệp mới chắc chắn đầu ra, còn người nông dân cũng sẽ yên tâm canh tác.
Trên thực tế, dù đang đạt được những dấu mốc xuất khẩu tăng kỷ lục chưa từng có nhưng hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, dẫn đến có lúc khó kiểm soát được nguồn cung cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất nhỏ lẻ khiến chất lượng gạo không đồng đều, thiếu sự liên kết theo chuỗi từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ; thiếu sự liên kết, phân công lao động và tổ chức sản xuất gạo theo lợi thế của vùng và địa phương, dẫn đến tính chuyên môn hóa thấp, dễ xảy ra ùn ứ cục bộ về nguồn cung và thị trường.
Những biến động về thị trường lương thực thế giới sẽ dần ổn định trở lại, do đó, những vấn đề bất ổn từ nội tại ngành lúa gạo nếu không sớm được khắc phục sẽ khiến Việt Nam mất đi vị thế đang có trên thị trường lúa gạo quốc tế. Vì vậy theo các chuyên gia, về lâu dài cần nâng cao chất lượng, đặc biệt là phân khúc gạo cao cấp; cùng với đó cần bắt tay ngay vào việc tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng tăng trưởng xanh bền vững. Có như vậy doanh nghiệp mới chắc chắn đầu ra, còn người nông dân cũng sẽ yên tâm canh tác.
Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan kịp thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho người trồng lúa và thương nhân sản xuất, xuất khẩu gạo để họ chuyên tâm vào sản xuất, nâng cao chất lượng hạt gạo Việt Nam./.
Để gạo Việt ra nước ngoài vẫn được gọi "chính danh"
Năm 2019, gạo ST25 của Việt Nam được trao giải "Gạo ngon nhất thế giới". Từ đó đến nay, loại gạo này đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế và được người tiêu dùng thế giới đặc biệt yêu thích. Năm 2022, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu hơn 8.660 tấn gạo ST25 ra thị trường thế giới, tăng 66,5% so với năm 2021. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo ST25 đạt 8,7 triệu USD, tăng 70,9% so với năm 2021. Như vậy chỉ trong vòng 3 năm (từ 2020 - 2022) xuất khẩu gạo ST25 đã tăng gấp 4 lần, với mức giá bình quân lên tới khoảng 1.200 USD/tấn, cao gấp 2 lần giá gạo thông thường, và là loại gạo ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của ngành gạo.
Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nhưng gạo ST25 được xem là lời giải cho bài toán tiếp cận thị trường cao cấp với giá trị gia tăng cao của các doanh nghiệp.
ST25 chỉ là một trong rất nhiều loại gạo ngon, đặc sản của Việt Nam đang không được mang "chính danh" tại một số thị trường nước ngoài. Vô hình chung chúng ta đang đánh mất giá trị gia tăng cho thương hiệu gạo Việt.
Cách đây 3 thập niên, Bộ NN&PTNT đã đề ra chương trình lúa chất lượng cao (hạt dài và cơm mềm, thơm nhẹ) và dần dần phát triển được nhiều giống. Đặc biệt thu hút được cả sự tham gia nghiên cứu chọn tạo của khu vực tư nhân. Với những định hướng đúng đắn từ nhiều thập niên trước đã mang về cho ngành lúa gạo Việt Nam những lợi ích to lớn như hiện nay.
Đề án Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, đang được các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nông dân cả nước tham gia tích cực. Dù quá trình xanh hóa hạt gạo chỉ mới bắt đầu, nhưng vẫn có những dấu hiệu cho thấy hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những bước tiến mới cho ngành lúa gạo Việt Nam. Và kỳ vọng không lâu nữa, tất cả gạo Việt Nam sẽ được mang "chính danh" khi bước ra thị trường quốc tế.
Tin nổi bật
Tin Video