Lăng kính

Khách mời trường quay: Cần làm gì để nâng cao năng suất lao động?

(VOVTV) - Năng suất lao động là yếu tố chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, thế nhưng trong vài năm gần đây, chỉ số này của nền kinh tế nước ta luôn ở mức ì ạch. TS Phạm Ngọc Toàn, GĐ TT Thông tin phân tích và Dự báo chiến lược, Viện KHLĐ&XH, Bộ LĐ&XH nói về chủ đề cần làm gì để nâng cao năng suất lao động?

Tác giả Nhóm PV
28/09/2023 07:16

Tổng hợp con số về năng suất và chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam

Việt Nam hiện có khoảng 50,74 triệu người trong độ tuổi lao động. 1/3 trong số đó là những người trẻ. Điều này đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, năm 2022, Việt Nam chỉ xếp thứ 47 trên 60 thị trường lao động toàn cầu, xếp cuối cùng trong số 11 quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ 8 trong khu vực Đông Nam Á. Điều đáng quan ngại là mức chênh lệch về năng suất lao động giữa nước ta so với các nước trong khu vực vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Trình độ kỹ năng là một trong những điểm lao động Việt Nam cần khắc phục để vươn lên sánh ngang với các thị trường khác. Mặc dù Việt Nam có tỷ lệ phổ cập giáo dục cao (khoảng 88%), số người lao động có trình độ tay nghề hay chuyên môn cao chỉ chiếm khoảng 11,67%. Bênh cạnh đó, khoa học công nghệ ở Việt Nam còn có khoảng cách khá xa so với các quốc gia dẫn đầu vực châu Á, nhất là khoảng cách giữa nghiên cứu khoa học, công nghệ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống xã hội, sản xuất. Tốc độ già hóa dân số đang gia tăng cũng là một trong những yếu tố tác động đến năng suất lao động trung bình ở Việt Nam.

Ý kiến của bạn