Xã hội

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'

(VOVTV) - Ngày 16/7, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn; Văn phòng Điều phối Vệ sinh An toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo: “An ninh- An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”.

Tác giả PV
17/07/2024 11:32

Tham dự Hội thảo về phía tỉnh Thanh Hóa có: Ông Hà Văn Giáp, Chánh văn phòng điều phối về vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hoá; Ông Lê Doãn Lương, Trưởng phòng Văn hoá thông tin, UBND thành phố Sầm Sơn; Bà Nguyễn Thị Kim Liên, Phó trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn Hoá – Thể thao & Du lịch Thanh Hoá; Ông Nguyễn Hữu Hà – Phó chi cục trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hoá.

Về phía các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, diễn giả tham dự chương trình có : Ông Cao Thiện Tâm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Sầm Sơn; Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Phát triển du lịch Châu Á (ATI), Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC); Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP); TS. Lê Văn Giang, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam;Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hoá; Ông Phạm Lộc Ninh – Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.

Về phía đơn vị tổ chức có : Nhà báo Nguyễn Viết Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm; Nhà báo Trần Thanh Tường – Tổng Thư ký Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hoá phát biểu chào mừng Hội thảo

Phát biểu chào mừng Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hoá cho biết: Thanh Hóa là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lích sử cùng với những bờ biển dài, bãi biển đẹp nổi tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hà... Đây là tiền đề quan trọng để Thanh Hoá phát triển nền kinh tế tổng hợp “đa ngành, đa lĩnh vực”, trong đó du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế dịch vụ của tỉnh, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước.

Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định “du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”.

Những năm qua, Thanh Hóa đã tập trung thu hút đầu tư nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực về du lịch, các tụ điểm, cũng như là các khu, điểm du lịch để có chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tỉnh cũng đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong vấn đề thủ tục hành chính và hành lang pháp lý để các doanh nghiệp đến; đồng thời, tỉnh cũng đã bỏ nhiều nguồn vốn đầu tư các hạ tầng giao thông để kết nối đến các điểm, tuyến du lịch. Hiện nay, tỉnh cũng đang có rất nhiều dự án lớn đã và đang đầu tư tại các địa phương, khẩn trương hỗ trợ nhà đầu tư để hoàn thành sớm các khu, điểm du lịch cũng như là các nơi nghỉ dưỡng để đạt được chất lượng tốt hơn.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 2.

Nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành du lịch Thanh Hóa ngày càng phát triển. Năm 2023, tổng số khách du lịch đến Thanh Hóa đạt 12.485.000 lượt khách, tăng 13,1% so với năm 2022, đạt 104 % kế hoạch năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt: 616.200 lượt khách, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch 2023. Tổng thu du lịch đạt 24.505 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2022, đạt 101,3% kế hoạch năm 2023.

Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã đón gần 9,8 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ 2023. Tổng thu du lịch ước đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, khách đến Sầm Sơn chiếm hơn 65% tổng lượng khách đến Thanh Hóa, tỷ lệ khách lưu trú tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Những điểm du lịch của Thanh Hóa được du khách đánh giá cao là Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn) và đặc biệt là Sầm Sơn- thành phố biến. Chỉ tính năm 2023, Sầm Sơn đã đón gần 8 triệu lượt khách, bằng 112,8% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 109,7% kế hoạch – được đánh giá là một trong những đơn vị đón lượt khách du lịch đông nhất cả nước; phục vụ hơn 15 triệu ngày khách. Tổng doanh thu từ khách du lịch ước đạt gần 14,3 nghìn tỷ đồng. Những con số hết sức ấn tượng trong năm 2023, đã khiến Sầm Sơn tiếp tục được lọt vào danh sách những điểm đến nổi bật mới của Việt Nam, thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của du khách trong nước và quốc tế.

Tại hội thảo hôm nay, các đại biểu sẽ đánh giá những mặt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Thanh Hóa nói riêng. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo TP. Sầm Sơn và các cơ quan, đơn vị tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong phát triển du lịch nhằm đổi mới, sáng tạo, tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, kinh doanh hướng tới du lịch xanh bền vững.

Kính chúc các vị đại biểu khách quý mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công; chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Hữu Hà – Phó chi cục trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hoá

Phát biểu khai mạc Hội thảo ông Nguyễn Hữu Hà – Phó chi cục trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hoá cho biết:

Những năm gần đây, phát triển kinh tế bền vững gắn với tăng trưởng xanh, du lịch xanh ngày càng được quan tâm, trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, phát triển du lịch xanh giúp khẳng định Việt Nam không còn là điểm đến mới nổi, mà là một quốc gia phát triển du lịch có khả năng cạnh tranh.

Thực tế trong thời gian qua, du lịch nước ta đã đạt được những bước tiến dài cả về lượng khách và doanh thu ở thị trường quốc tế lẫn nội địa.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,83 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2023. Khách nội địa ước đạt 66,5 triệu lượt. Tổng thu ước đạt khoảng 436,5 nghìn tỷ đồng. Như vậy, lượng khách đến nửa năm đã đạt 50% mục tiêu đề ra cả năm là 17 - 18 triệu lượt.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 4.

Ông Nguyễn Hữu Hà – Phó chi cục trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hoá phát biểu khai mạc Hội thảo

Trong sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Thanh Hóa đóng góp một phần quan trọng. Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón gần 9,8 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ 2023. Tổng thu du lịch ước đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, khách đến Sầm Sơn chiếm hơn 65% tổng lượng khách đến Thanh Hóa, tỷ lệ khách lưu trú tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Những con số trên cho thấy, ngành du lịch ngày càng đóng góp quan trọng vào cơ cấu nền kinh tế Việt Nam nói chung, Thanh Hóa và Sầm Sơn nói riêng. Nhất là trong bối cảnh kinh tế sản xuất đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Vì thế, phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế vùng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm du lịch không chỉ là nỗi lo của du khách mà còn là trăn trở của cả ngành du lịch, của chính quyền địa phương. Bởi lẽ, không phải cơ sở du lịch nào cũng đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịch vụ ăn uống, nhất là ở các điểm du lịch, lễ hội... Hành vi sử dụng hóa chất cấm trong nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm, chưa được ngăn chặn hiệu quả, nên nguồn nguyên liệu phục vụ dịch vụ ăn uống khó bảo đảm tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các chuyên gia cho rằng, với những lợi ích đa dạng và toàn diện, du lịch xanh trở thành một hướng phát triển quan trọng cho ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được giải quyết triệt để.

Do đó, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn và Văn phòng Điều phối Vệ sinh An toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo: “An ninh- An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động” là phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Để Hội thảo thành công, đạt chất lượng, tôi đề nghị quý đại biểu đóng góp ý kiến, những vẫn đề thực tế mà doanh nghiệp, địa phương gặp phải, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà hội thảo đặt ra.

Thứ nhất: Thực trạng an toàn thực phẩm trong phát triển du lịch hiện nay.

Thứ hai: Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động du lịch gắn với vấn đề an toàn thực phẩm.

Thứ ba, đề xuất giải pháp giúp phát triển ngành du lịch, hướng đến du lịch bền vững.

Và các vấn đề liên quan khác.

Thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, quý vị đại biểu cùng tất cả các đồng chí đã phối hợp tổ chức Hội thảo quan trọng này.

Tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo “An ninh- An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”.

Xin kính chúc các đồng chí, quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 5.

Ông Phạm Hải Quỳnh – Viện trưởng Phát triển du lịch châu Á (ATI), Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC)

Theo ông Phạm Hải Quỳnh – Viện trưởng Phát triển du lịch châu Á (ATI), Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC): Phát triển mô hình du lịch xanh đòi hỏi tuân thủ một loạt các tiêu chí nhằm đảm bảo rằng các hoạt động du lịch không chỉ thân thiện với môi trường mà còn mang lại lợi ích bền vững cho cộng đồng địa phương và nền kinh tế.

Muốn phát triển mô hình du lịch xanh thì cần quan tâm đến các yếu tố như: Đánh giá tác động môi trường (EIA) trước khi khởi động bất kỳ dự án nào; cần bảo vệ sinh thái địa phương đặc biệt là các loài động vật nguy cấp và môi trường sống tự nhiên; áp dụng chính sách giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải, hạn chế sử dụng nhựa dùng 1 lần; nên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió hoặc thủy điện nhỏ.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 6.

Ngoài ra, sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước, không xả thải ô nhiễm ra các nguồn nước tự nhiên. Đặc biệt cần phải nâng cao nhận thức giáo dục, truyền cảm hứng, giáo dục cộng đồng và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Hà Văn Giáp, Chánh văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết tình trạng thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tại Việt Nam. Bệnh lý ung thư đã và đang là gánh nặng cho gia đình, cho xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 7.

Ông Hà Văn Giáp, Chánh văn phòng điều phối về vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hoá phát biểu

Theo số liệu Globocan (Tổ chức Ung thư toàn cầu) 2022 vừa được công bố đầu tháng 3 năm nay, trên toàn thế giới có khoảng 19,9 triệu ca mới và 9,7 triệu ca tử vong, tại Việt Nam có khoảng 180.400 ca mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư.

Theo các chuyên gia, số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính: thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng. Trong đó tác nhân thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá 30%, di truyền chỉ 5-10%, còn lại là các nguyên nhân khác.

Ngày nay, thực phẩm bẩn xuất hiện rất nhiều, người tiêu dùng gặp khó khăn trong vấn đề nhận biết, khó phân biệt đâu là thực phẩm bẩn đâu là thực phẩm sạch, an toàn. Một số nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bẩn như:

Tác nhân sinh học: Bao gồm các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong thực phẩm.

Thực phẩm đã sơ chế nhưng không hợp vệ sinh hoặc thực phẩm được chế biến nhưng không được bảo quản đúng cách để côn trùng (ruồi, nhặng...) đậu lên sẽ truyền các vi sinh vật gây bệnh cho con người nếu như ăn phải.

Tác nhân hóa học: Hầu hết nguyên nhân gây ra ung thư có liên quan đến thực phẩm đều đến từ nhóm tác nhân này.

Trước thực trạng đó, tỉnh Thanh Hoá, Ban chấp hành đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phảm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Kết luận 624-KL/TU ngày 04/10/2021 Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Chánh văn phòng điều phối về vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hoá đưa ra giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước.

Thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý trên cơ sở ban hành các quy định cụ thể về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch; Yêu cầu các khách sạn, nhà hàng cam kết thực hiện các quy định đã đề ra về nguồn nguyên liệu thực phẩm đảm bảo chất lượng, điều kiện vệ sinh các trang thiết bị dụng cụ, môi trường và nhân viên phục vụ.

Thứ hai: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cơ sở SXKD, CB và DVĂU đối với nội dung bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.

Có chế tài xử lý phù hợp đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định, có thể gây hoặc đã gây ngộ độc thực phẩm đối với khách du lịch, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Ngành du lịch Việt Nam.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 8.

Đồng thời ông Hà Văn Giáp cũng đưa ra kiến nghị đối với các cơ sở SXKD thực phẩm và dịch vụ ăn uống.

Thứ nhất: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục và tập huấn các kiến thức về an toàn thực phẩm cho các đối tượng có liên quan nhân viên, đặc biệt là những người chế biến món ăn và phục vụ món ăn cho du khách.

Thứ hai: Tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm và nguồn nước sử dụng tại các cơ sở. Nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ ổn định, truy xuất được khi cần.

Thứ ba: Kiểm soát chặt chẽ khu vực chế biến, nhà bếp phải được thế kế và xây dựng theo nguyên tắc một chiều, có cửa cho nguyên liệu thực phẩm vào và có cửa cho sản phẩm đã qua chế biến đi ra. Nền, trần, tường nhà phải đực xây dựng theo đúng qui định

Thứ tư: Kiểm soát chặt chẽ máy móc, thiết bị và dụng cụ chế biến món ăn. Các máy móc, thiết bị và dụng cụ chế biến món ăn phải được làm từ các vật liệu chuyên dụng, không phôi nhiễm vào món ăn trong quá trình chế biến.

Thứ năm: Kiểm soát các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm trong quá trình phục vụ. Các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở chế biến món ăn cần có các phương tiện vận chuyển chuyên dụng, chỉ dùng để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm.

Thứ sáu: Kiểm soát vấn đề bảo hộ lao động và vệ sinh cá nhân người chế biến món ăn.

Thứ bảy: Kiểm soát quá trình phục vụ du khách.

Tóm lại, có thể nói rằng bảo đảm an ninh,an toàn thực phẩm hiện nay là vấn đề cấp bách, quan trọng đối với quá trình phát triển KTXH nói riêng và du lịch nói riêng. Nó góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam đến với các du khách, bạn bè trên thế giới và hội nhập quốc tế, đồng thời cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe của du khách và thu hút du khách đến với ẩm thực Việt Nam.

Để làm tốt vấn đề này cần có sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn và còng đồng nhân dân để từng bước thay đổi từ nhận thức, tư duy đến hành động trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm và góp phần xây dựng nền văn hóa ẩm thực Xứ Thanh nói riếng và Việt Nam nói chung.

Phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề: “Phát triển du lịch “sạch”, bền vững trên nền tảng an ninh, an toàn thực phẩm” .

Câu hỏi 1: 4 tháng đầu năm 2024 cho thấy cả nước có 24 vụ với 835 người ngộ độc thực phẩm, 3 người chết và chưa có dấu hiệu dừng lại trong thời gian gần đây. Có thể nói, công tác quản lý an toàn thực phẩm hiện nay mới được quản lý trên ngọn, chưa quản lý nội dung này từ gốc, tức là khi xảy ra hậu quả các ngành chức năng mới vào cuộc. Trong công nghiệp, công tác quản lý thành phẩm tương đối thuận lợi hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét điều chỉnh, nhất là trong quy trình đăng ký, kiểm tra, giám sát sản phẩm, bảo quản…

Xuất phát từ nhiều vấn đề đặt ra cần phải khắc phục hạn chế bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm hiện nay phù hợp tình hình thực tế, ông mong muốn gì về Luật An toàn thực phẩm bổ sung vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2025?

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 9.

Ông Nguyễn Hữu Hà - Phó chi cục trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hoá

Ông Nguyễn Hữu Hà - Phó chi cục trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hoá: Công tác quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam bắt đầu bằng Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm 2003, với Bộ Y tế là đầu mối quản lý toàn diện vấn đề an toàn thực phẩm.

Sau 7 năm thực hiện, đã ghi nhận nhiều bất cập, trên ơ sở tham mưu các Bộ, ngành, năm 2010 Quốc hôi đã ban hành Luật An toàn thực phẩm - Văn bản pháp lý cao nhất đến giờ trong công tác an toàn thực phẩm.

Theo đó, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được phân công cho 3 ngành quản lý, gồm y tế, nông nghiệp và công thương. Và Luật cũng đã phân công, phân cấp cho các bộ ngành quản lý xuyên suốt từ lúc còn là nguyên liệu đến đầu ra sản phẩm - khá rõ trong vấn đề phân cấp phân quyền.

Tuy nhiên thời gian gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra có sự gia tăng đột biến, 6 tháng đầu năm 2024 có 36 vụ ngộ độc, với hơn 2000 người mắc và 6 người chết. Nên Thủ tướng đã ban hành công điện yêu cầu tăng cường công tác về an toàn thực phẩm.

Thực tế đặt ra yêu cầu cần có Luật An toàn thực phẩm mới phù hợp hơn. Quốc hội đã giao Bộ Y tế sửa đổi Luật an toàn thực phẩm, hạn chót trình là năm 2025.

Theo góc độ nhà quản lý địa phương, Ông Nguyễn Hữu Hà mong muốn nhất luật mới sẽ sửa đổi về mô hình tổ chức: Hiện nay có rất nhiều mô hình tổ chức, từ ban, sở, đến chi cục…, ông Hà mong muốn có đột phá về mô hình, thông nhất toàn quốc, giúp công tác quản lý đồng bộ, hiệu quả hơn, theo hướng 1 đầu mối. Nếu có sợ phân công, phân cấp thì cần rõ hơn nữa về vai trò các bên, giúp công tác quản lý hiệu quả hơn, tránh tình trạng ngành này đổ lỗi ngành kia khi xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, ttránh những bất cập như 2 cơ quan cùng quản lý 1 nhà máy.

Nếu như thế, Chi Cục chỉ đang quản lý ngọn, không quản lý được từ gốc. Nên Phó Chi cục trưởng mong muốn luật mới mô hình tổ chức sẽ tập trung vào 1 bộ máy 1 đầu mối, nếu phân công phân cấp phân quyền cho các ngành cùng tham gia quản lý thì cần rõ hơn nữa để công tác quản lý hiệu quả hơn.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 10.

Ông Hà Văn Giáp, Chánh văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hoá

Câu hỏi 2: Theo đánh giá chung từ các cơ quan quản lý, việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm lâu nay vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Đơn cử như, mô hình quản lý an toàn thực phẩm hiện nay chưa thống nhất. Công tác quản lý đang được phân công cho ba ngành là Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương?

Nhìn chung, các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm đã có những quy định tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý khá vững chắc cho công tác QLNN trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc vận dụng những quy định chung vào thực tiễn hoạt động SXKD, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang bước đầu hình thành nền kinh tế số ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập, dẫn đến hiệu quả bảo đảm an toàn thực phẩm chưa cao, tình trạng “thực phẩm bẩn” vẫn diễn ra hàng ngày và ngày càng khó kiểm soát hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng, về công tác phối hợp, các ban, ngành đã thực hiện công tác phối hợp trong quản lý an toàn thực phẩm nhưng hiệu quả chưa cao. Số lượng văn bản quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhiều, do nhiều chủ thể ban hành nên không đồng bộ giữa các ngành quản lý, đôi lúc gây khó khăn trong tra cứu, áp dụng?

Ông Hà Văn Giáp, Chánh văn phòng điều phối về Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa: Thứ nhất là vấn đề về thượng tầng kiến trúc, văn bản hiện nay có Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư, nên quản lý tập trung về một đầu mối, trước kia từ năm 2009 thành lập Chi cục An toàn thực phẩm, giai đoạn đầu thực hiện quản lý có một phần là một đầu mối nên dễ quản lý hơn.

Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực phẩm ban hành năm 2003, đến 2007 bắt đầu xây dựng Luật An toàn thực phẩm, đến năm 2010 ban hành Luật số 55, đến tháng 7/2011 có hiệu lực. Khi thực hiện Luật An toàn thực phẩm có nhiều cái chưa phù hợp, thứ nhất vì giao cho các ngành nên dẫn đến ngành nào cũng có chỉ đạo của ngành đó.

Ví dụ: Ngành Nông nghiệp có Thông tư số 17 hướng dẫn quản lý các cơ sở nhỏ lẻ. Thông tư số 18 hướng dẫn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện và kiểm tra đối với các cơ sở thuộc ngành nông nghiệp quản lý. Ngành Công thương có Thông tư số 13, Thông tư số 17. Ngành Y tế có Nghị định số 115. Tôi phải nắm hết 3 lĩnh vực đó để điều hành.

Thực tế thời gian vừa qua có nhiều nơi chưa phù hợp với thực tiễn quản lý. Chi Cục An toàn thực phẩm thành lập từ năm 2009 đến nay sáp nhập về Sở Y tế thành một phòng nó lại phức tạp hơn nữa. Càng giảm đi sự quản lý về an toàn thực phẩm trong khi đó vấn đề bất cập và thách thức về an toàn thực phẩm càng tăng lên.

Trong các chi cục chỉ có Chi cục Quản lý an toàn thực phẩm Cà Mau hợp nhất ba chi cục về làm một, chúng tôi cũng có đề án đó, tôi thấy công tác quản lý có nhiều thuận lợi. Hiện nay chúng tôi đang thành lập 3 đoàn kiểm tra để kiểm tra ở Sầm Sơn. Để thành lập đoàn kiểm tra đó chúng tôi phải xin văn bản, con người, tham mưu thành quyết định nên cũng có nhiều vướng mắc.

Câu hỏi 3: Thưa ông Lê Văn Giang, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam từ thực tiễn về Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của luật An toàn thực phẩm? Thuận lợi và khó khăn trong việc tự công bố sản phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 sau 6 năm thực hiện?

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 11.

Ông Lê Văn Giang, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam

Ông Lê Văn Giang, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, nguyên Cục phó Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: Tôi nghĩ rằng Nghị định 15/2018/NĐ-CP ra đời Chính phủ trao vào tay doanh nghiệp món quà quý mà xưa nay mơ ước mãi mới có. Vì sao, tất cả sản phẩm của chúng ta từ chỗ chúng ta phải làm công bố do nhà nước duyệt giờ do doanh nghiệp tự làm. Vậy nó đúng hay sai, có cả đúng và sai, đúng nhiều hơn sai.

Cái đúng là nếu để con đường mòn cũ, quan điểm hành là chính thì doanh nghiệp rất khổ, nhưng nhược điểm là Nghị định 15 ra đời đẩy hết trách nhiệm về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm từ khâu sản xuất kinh doanh và công bố sản phẩm.

Trong cuộc sống không phải cái nào chúng ta cũng công bố được, ví như bánh đúc, bánh đa chưa làm xong đã ăn hết thì làm sao công bố được. Chúng ta chỉ công bố cái gì lưu thông trên thị trường với điều kiện là các chỉ tiêu kỹ thuật khẳng định không thay đổi.

Làm thế nào để du lịch của chúng ta cho nó an toàn, Nhà nước phải sinh ra cái gọi là quản lý theo quy trình và công bố cái quy trình đó lên.

Chúng ta muốn làm du lịch xanh, sạch, bền vững thì chúng ta phải ăn lành, ở cho sạch, muốn an toàn chúng ta phải ký với cơ sở sản xuất có đủ giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.

Chúng ta cố gắng làm thế nào giữ môi trường kinh doanh cho tốt. Được như vậy phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Rất mong ai làm du lịch luôn tuân thủ đúng về an toàn thực phẩm.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 12.

Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP)

Câu hỏi 4: Thưa ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), theo các chuyên gia, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, nếu không hiện đại hóa công nghệ chống hàng giả thì rất khó kiểm soát và ngăn chặn các thủ đoạn ngày càng tinh vi của những kênh phân phối hàng giả, đặc biệt trong ngành thực phẩm. Ý kiến của ông về nhận định này?

Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) cho biết: Yếu tố thực phẩm là một phần rất quan trọng trong phát triển du lịch, do đó cần nâng cao chú trọng trong công tác kiểm tra kiểm soát thực phẩm.

Khi đi du lịch, khách du lịch có nhu cầu thưởng thức đặc sản của vùng miền của địa phương đó. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, tôi cho rằng ngay cả các đặc sản này cũng cần kiểm tra kiểm soát, cần chuẩn chỉnh về bao bì, nhãn mác, tuân thủ các quy định theo Luật An toàn thực phẩm.

Tại nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt vấn đề này. Bao bì nhãn mác của sản phẩm còn nhiều sai sót, còn thiếu nhiều thông tin, nên chúng tôi đã chỉ ra cho doanh nghiệp để sửa. Qua đó cũng đặt ra vấn đề rằng công tác cần nâng cao kiểm tra kiểm soát của địa phương cần được nâng cao hơn nữa.

Tỉnh Thanh Hóa hiện chưa có Ban chỉ đạo về An toàn thực phẩm. Tôi nghĩ rằng Trung ương có ban chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm thì Thanh Hóa cũng có thể tham khảo mô hình này, thì có thể chỉ đạo được. Khi có quy chế làm việc rõ ràng thì có thể thực hiện được nhiều công tác.

Trong chuyển đổi số quốc gia, tôi cho rằng các nhà quản lý, các doanh nghiệp đã ứng dụng tốt công nghệ số để quản lý sản phẩm từ khâu đầu vào đến đầu ra, không cần phải ghi chép, rất dễ kiểm soát. Nhưng chuyển đổi số cũng làm phát sinh hoạt động thương mại mới như thương mại điện tử, phức tạp cho kiểm tra kiểm soát, nhất là với thực phẩm.

Trong thực tế đó, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã có nhiều trăn trở và đi tìm nhiều công nghệ mới. Thời gian vừa rồi Hiệp hội đã tìm ra công nghệ mới tiên tiến phù hợp quy định của Bộ Khoa học Công nghệ tại Thông tư 02. Trong việc tìm ra công nghệ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, Hiệp hội đã tìm ra giải pháp để theo dõi một sản phẩm từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến phân phối.

Ví dụ như vừa rồi với sản phẩm vải Thanh Hà, các chuyên gia của Hiệp hội đã gắn chip vào từng cây vải để theo dõi từ khâu nuôi trồng, do đó kiểm soát rất dễ, có thể thể hiện đủ 10 thông tin truy xuất nguồn gốc theo Thông tư 02. Và Hiệp hội còn thêm một thông tin nữa là về nội dung đóng thuế - từ đó cơ quan nhà nước có thể kiểm tra đầy đủ để truy xuất nguồn gốc, đáp ứng theo Chỉ thị của Thủ tướng rằng các hoạt động TMĐT cần khai báo thuế.

Điểm khó là cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp đã làm được trong câu chuyện chuyển đổi số, nhưng người tiêu dùng lại chưa biết để sử dụng kiểm tra về nguồn gốc một sản phẩm. Nên công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức, nhận thức của người tiêu dùng về truy xuất nguồn gốc cần được chú trọng - gia tăng người tiêu dùng thông minh.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 13.

Ông Phạm Lộc Ninh – Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.

Câu hỏi 5: Xu hướng sử dụng sản phẩm xanh, sạch, thân thiện môi trường thực sự là xu hướng hiện nay, tuy nhiên làm thế nào để kiểm tra, giám sát và đánh giá đúng chất lượng an toàn thực phẩm trong sản xuất và nguồn sản phẩm khi mà quá nhiều sản phẩm lấy mác thiên nhiên nhưng không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ?

Đánh giá thực trạng chung và giải pháp đối với các sản phẩm được gắn mác thiên nhiên hiện nay?

Ông Phạm Lộc Ninh – Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại: Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gắn mác sản phẩm thiên nhiên, trên thực tế chưa chắc đã chính xác. Phương pháp hậu kiểm như thế nào, tiêu chuẩn đó có đảm bảo không, có đúng không còn hạn chế. Đã có nhiều cuộc hội thảo nói về vấn đề này.

Hiện nay cuộc sống khá hơn người tiêu dùng mong muốn được dùng sản phẩm xanh, sạch, nhưng xác định có đúng sản phẩm sạch không thì rất là khó. Có những sản phẩm gắn với một chuỗi thì trách nhiệm thuộc từng bộ ngành.

Một sản phẩm thiên nhiên, khi tác động hoá học dù chỉ một chút thì cũng không thể gọi sản phẩm 100% thiên nhiên.

Làm thế nào kiểm tra, đánh giá sản phẩm an toàn thực phẩm? Theo đó ta phải dựa trên tiêu chuẩn nhất định, đánh giá chỉ tiêu rất rõ ràng, có quy trình kiểm soát các sản phẩm đó. Một sản phẩm khi sản xuất có cả quá trình, thì bước nào cần kiểm soát thì mới đảm bảo được.

Thực hiện biện pháp kiểm tra, nhà máy có phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, hay các đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng, đó là biện pháp kiểm tra để đánh giá an toàn sản phẩm.

Khi mà chúng ta có chế tài tốt, cộng thêm tem truy xuất sẽ kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề: Phát triển du lịch bền vững trên nền tảng an ninh, an toàn thực phẩm hiện nay.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 14.

Ông Phạm Hải Quỳnh – Viện trưởng Phát triển du lịch châu Á (ATI), Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC)

Câu hỏi 1: Việc hỗ trợ, tham vấn xây dựng các dự án du lịch cộng đồng là điểm đi mới trong ngành du lịch xanh bền vững. Khó khăn và vướng mắc gì trong việc thực hiện?

Đối với các điểm khu du lịch cộng đồng ở vùng sâu vùng xa,vấn đề bảo vệ môi trường, an ninh an toàn thực phẩm được thực hiện như thế nào?

Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Phát triển du lịch Châu Á (ATI), Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC): Việc hỗ trợ, tham vấn xây dựng các dự án du lịch cộng đồng là điểm đi mới trong ngành du lịch xanh bền vững. Tuy nhiên bức tranh tổng quan của du lịch cộng đồng hiện nay cũng gặp không ít khó khăn và vướng mắc trong việc thực hiện. Sau khi chúng ta định hướng ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn thì tất cả các nơi đều tổ chức song hành rất nhiều mô hình du lịch. Trong đó, có các mô hình du lịch được chính quyền hỗ trợ tới 40 - 50 căn nhà nhưng không căn nhà nào hợp tiêu chuẩn để đưa vào phục vụ khách. Và đôi khi mọi người còn hiểu nhầm mô hình homestay cũng là du lịch cộng đồng, chính câu chuyện đó làm phá đi các giá trị vốn có của văn hóa bản địa.

Dù có rất nhiều khó khăn nhưng khó khăn hơn cả là có những mô hình dựng lên chỉ để lấy phong trào, kết quả để báo cáo. Và khó khăn hơn nữa là các mô hình định hướng ở đây khi làm thì vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương song hành chưa có. Nhưng cũng có những những mô hình từ đầu rất hoành tráng và được chính quyền hỗ trợ đến khi hoàn chỉnh rồi đưa cộng đồng vào lại không giải quyết được.

Bên cạnh đó, phát triển mô hình du lịch cộng đồng các địa phương đang mắc phải là mọi người có thể nhìn, đi học ở các địa phương khác xong về áp dụng vào của mình, đôi lúc mang cả văn hóa bản địa của người ta về bên mình. Chính điều đó tạo ra một bộ sản phẩm nhàng nhàng giống nhau về du lịch cộng đồng khiến định hướng phát triển du lịch cồng là chưa chuẩn. Vì vậy, vai trò của chính quyền địa phương song hành trong giải quyết mâu thuẫn cộng đồng rất quan trọng, giúp cộng đồng làm chủ, kiếm được tiền từ mô hình đó và giúp cho cộng đồng địa phương có định hướng rõ ràng trong từng sản phẩm.

Song hành cùng vấn đề phát triển du lịch cộng đồng là phát triển sinh kế bền vững. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để giải quyết mâu thuẫn cộng đồng. Có thể định hương cho người dân ngoài phát triển các sản phẩm nông nghiệp địa phương tiêu thụ bình thường thì có thể phát triển các sản phẩm có thể đưa vào thị trường đến các sản phẩm lưu niệm có thể mang lại giá trị lớn.

Bản thân tôi nghĩ rằng, chính câu chuyện giải quyết mâu thuẫn giữa cộng đồng tham gia du lịch và cộng đồng chuyên tham gia du lịch tạo thành bức tranh bền vững giúp cho quyền lợi của mỗi bên được đảm bảo. Đặc biệt, khi du lịch phát triển sẽ giúp bảo tồn văn hóa, giúp cho các địa phương sẽ có sản phẩm xanh sạch và hơn cả phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 15.

Ông Cao Thiện Tâm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Sầm Sơn

Câu hỏi 2: Cùng với các địa phương trong cả nước, du lịch tỉnh Thanh Hoá nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng đã và đang được đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động; thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng, hợp tác, giao lưu văn hóa.

Trọng trách của Hiệp hội trong vai trò hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp nhằm đóng góp vào chủ trương của tỉnh để TP Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia?

Ông Cao Thiện Tâm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Sầm Sơn: Cùng với các địa phương trong cả nước, du lịch tỉnh Thanh Hoá nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng đã và đang được đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Điều đó giúp mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế và tạo việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng, hợp tác, giao lưu văn hóa.

Có lẽ rằng, đối với doanh nghiệp làm kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn TP.Sầm Sơn rất nhận thức được việc đầu tư cho lĩnh vực du lịch, là một trong những ngành mà doanh nghiệp Sầm Sơn cực kì quan tâm. Cho nên ưu tiên số một là việc phát triển phải được an toàn mà an toàn ở đây gồm hai lĩnh vực. Thứ nhất là an toàn trong kinh doanh và trong an toàn kinh doanh là có an toàn thực phẩm đặt lên hàng đầu.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp thành phố, trong những năm qua chúng tôi nhận thức được việc kinh doanh dịch vụ du lịch là xương sống của hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp. Với nhận thức đó nên trong những năm qua và đặc biệt là năm 2024 này thì du khách đến với Sầm Sơn rất đông. Qua đó thấy được vai trò của cộng đồng doanh nghiệp với cộng đồng du lịch đó là việc vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách. Chính quyền địa phương cũng quan tâm chỉ đạo sát sao vấn đề này nên nhận thức của doanh nghiệp trong vấn đề này ngày được nâng cao.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Sầm Sơn cũng có trên 100 cơ sở hoạt động về lĩnh vực du lịch được văn phòng điều phối kiểm tra, điều này cũng thấy được cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm. Chính điều đó, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp cũng nhận thức được vệ sịnh an toàn thực phẩm.

Hiệp hội doanh nghiệp chúng tôi cũng mong muốn đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung trong đó có kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng là chúng tôi luôn muốn thượng tôn pháp luật trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời cũng mong trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cho hoạt động du lịch nói riêng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó giúp các doanh nghiệp hướng tới phát triển du lịch một cách bền vững nhất.

Câu hỏi 3: Thưa ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hoá như chúng ta đã biết với việc đón gần 9,8 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt gần 20 nghìn tỷ đồng, ngành “công nghiệp không khói” đã trở thành điểm sáng trong bức tranh tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2024. Từ định hướng giải pháp đến hành động mà hiệp hội hướng đến nhằm phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hoá: Hiện tại du lịch Thanh Hóa đang phát triển có 2 hướng rất tốt.

Một là khu sinh thái ven biển, nhiều khu vực làm rất tốt, rất hiệu quả. Như khu vực Sầm Sơn, hoạt động du lịch càng ngày càng phát triển, khách đến rất đông, rất mừng cho Thanh Hóa.

Hai phát triển ở khu vực Pù Luông. Nhiều đơn vị làm nhưng quy mô chưa đáng kể. Hiệp hội động viên các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu tư vào Pù Luông, là nơi làm du lịch rất hay, thu hút rất nhiều khách nước ngoài.

Về Sầm Sơn, nơi đây ngày càng phát triển, lượng khách tăng dần lên, rất có tiềm năng.

Về An toàn thực phẩm, các khách sạn và người dân đã nhận thức được và thực hiện rất tốt, góp phần phát triển ngành du lịch của tỉnh.

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 16.

Nhà báo Nguyễn Viết Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Phát biểu bế mạc Hội thảo Nhà báo Nguyễn Viết Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm khẳng định: "Sau 1 thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc Hội thảo: “ AN NINH – AN TOÀN THỰC PHẨM HƯỚNG ĐẾN DU LỊCH XANH BỀN VỮNG: CHUYỂN HƯỚNG TỪ NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH ĐỘNG” do Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức đã kết thúc thành công tốt đẹp với một chuỗi các hoạt động gồm 2 phiên thảo luận.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm lớn của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong ngành du lịch và ngành công nghiệp thực phẩm.

Thưa các vị đại biểu, các vị khách quý với khuôn khổ thời gian Hội thảo có hạn, BTC cùng các diễn giả chưa thể giải đáp hết các thắc mắc của quý doanh nghiệp, BTC xin tiếp nhận những ý kiến và câu hỏi xoay quanh những vấn đề của thị trường ngành du lịch và ngành công nghiệp thực phẩm trên website của Tạp chí và sẽ chuyển tới các chuyên gia để giải đáp.

Một lần nữa thay mặt BTC tôi xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu, khách quý, doanh nghiệp… đã bớt chút thời gian quý báu tham dự Hội thảo của chúng tôi ngày hôm nay. Xin trân trọng cảm ơn!"

Hội thảo: 'An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'- Ảnh 17.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

KẾT THÚC HỘI THẢO.

Ý kiến của bạn