Tin tức

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước Phật tại Huế

Vào ngày 14/5 sẽ diễn ra lễ “Mộc Dục” và rước Phật từ Cổ tự Diệu Đế lên cổ tự Từ Đàm. Hoạt động chính của lễ rước là đoàn diễu hành đi bộ rước Phật qua các con đường xứ Huế và diễu hành xe hoa trong và các vùng lân cận Thành phố Huế.

12/05/2022 17:24
Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 1.

Chùa Diệu Đế tọa lạc bên sông Hộ Thành, gần cầu Gia Hội và sông Đông Ba, số 100B đường Bạch Đằng (phường Phú Cát, TT Huế)

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 2.

Chùa đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 3.

Năm 1844, Chùa do vua Thiệu Trị cho xây dựng với quy mô đồ sộ trên nền phủ đệ cũ của nhà vua. Tuy nhiên trải qua nhiều năm chiến tranh làm biến động lịch sử, nên ngôi chùa không còn nguyên vẹn như trước

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 4.

Năm 1855, dưới thời của vua Hàm Nghi, cung điện bị chiếm đóng, chính phủ Nam triều phải trú ngụ và làm việc ở đây. Lúc này ngôi chùa được tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau: Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường Thừa Thiên, Tường Từ Thất trở thành ngân khố và sở đúc tiền… Đến năm 1887 các công trình kiến trúc của chùa hầu hết bị triệt hạ và sang đến tận thế kỷ XX mới được phục hồi

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 5.

Ngày nay, sau khi được phục hồi, chùa Diệu Đế vẫn giữ được nét cổ kính. Khuôn viên chùa rộng rãi, chùa nằm gọn giữa bốn đường: phía trước là đường Bạch Đằng, phía sau là đường Tô Hiến Thành, bên trái là con đường mang tên chùa Diệu Đế, và bên phải là đường Chùa Ông

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 6.

Về tổng quan, chùa có diện tích khá rộng, ngoài cùng là cổng Tam Quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ Pháp. Sau cổng Tam Quan là con đường được lát gạch Bát Tràng với hai bên phủ bóng cây mát dẫn lối vào khu Chính điện. Đây là điểm xuất phát của lễ rước phật ngày 14/5/2022

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 7.

Chùa Từ Đàm ban đầu có tên là Ấn Tôn, tính theo năm (1695) hoàn tất và đưa vào sử dụng cho đến nay đã hơn 300 tuổi. Tên gọi Từ Đàm có được từ thời Thiệu Trị, năm 1841 khi đó chùa được trùng tu và đổi tên

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 8.

Chùa Từ Đàm do Hòa thượng Minh Hoằng ở Trung Quốc, tạo dựng Chùa ban đầu có tên là Ấn Tôn với ý nghĩa là lấy sự truyền tâm làm tông chỉ của chùa

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 9.

Đến thời Thiệu Trị chùa được trùng tu và trở nên khang trang hẳn. Đến năm 1935 phong trào chấn hưng phật giáo phát triển mạnh cho nên chùa được xây thêm và mở rộng. Cho nên về sau chùa chưa hẳn là ngôi chùa nhiều năm tuổi có lối kiến trúc cổ

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 10.

Tuy nhiên với lối kiến trúc mới này, chùa trở nên phù hợp với nhu cầu của con người trong trong một thời đại mới. Đây là một ngôi chùa dùng để làm trụ sở cho Giao hội Hội Phật giáo của cả xứ Trung kỳ trong cuộc vận hội chấn hưng Phật giáo Bắc – Trung – Nam

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 11.

Kể từ thời điểm trùng tu cho đến nay, chức năng của chùa Từ Đàm không hề thay đổi, vẫn là chùa hội, vẫn là nơi hội họp của đông đảo quần chúng. Tuy nhiên, lúc bấy giờ vẫn còn bất cập vì dù được trùng tu nhưng không gian kiến trúc lúc đó vẫn chật chội so với lượng Phật tử ngày một đông

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế - Ảnh 12.

Đây là điểm kết thúc của hành trình rước phật, cũng là nơi tổ chức lễ chính của mùa Phật Đản hàng năm tại Huế


Ý kiến của bạn