Tin tức

Hài kịch ứng tác - Khi khán giả trở thành diễn viên trên sân khấu

(VOVTV) - Không kịch bản, không lời thoại có sẵn, không phông màn, đạo cụ cầu kỳ, thậm chí không có khoảng cách giữa diễn viên và khán giả… Đây chính là điểm kỳ lạ và hấp dẫn nhất của hài kịch ứng tác - loại hình nghệ thuật được nhiều người trẻ yêu thích hiện nay.

Tác giả Thủy Tiên / VOV1
27/07/2022 09:34

Mới đây, sau hơn 1 năm hạn chế các hoạt động biểu diễn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhóm High Club - nơi quy tụ những diễn viên kịch nói chuyên nghiệp đã tái khởi động với show hài kịch ứng tác "Hi O Hi Hi", mang đến những phút giây thư giãn, vui vẻ, nhiều tiếng cười cho khán giả thủ đô.

Khác với các sân khấu hài kịch thông thường, show diễn "Hi O Hi Hi" mở màn bằng một trò chơi thú vị khi một diễn viên được lựa chọn phải rời sân khấu và không được nghe màn tương tác giữa các diễn viên còn lại với khán giả.

Hài kịch ứng tác - Khi khán giả trở thành diễn viên trên sân khấu - Ảnh 2.

Khán giả lên sân khấu giao lưu cùng các diễn viên

Hài kịch ứng tác - Khi khán giả trở thành diễn viên trên sân khấu - Ảnh 3.

Dựa trên câu chuyện 1 bảo tàng bị mất bức tranh quý giá, 3 diễn viên còn lại trên sân khấu hỏi ý kiến khán giả để đặt tên cho bức tranh, tên tác giả của bức tranh để làm câu đố cho diễn viên còn lại. Sân khấu kịch ngày càng hấp dẫn khi các diễn viên liên tục làm đủ động tác gợi ý để đồng nghiệp có thể đoán ra từ khoá. Màn tương tác đầy ngẫu hứng của các diễn viên trong vở kịch đã mang đến nhiều cảm xúc mới lạ cho công chúng thủ đô.

Hài kịch ứng tác - Khi khán giả trở thành diễn viên trên sân khấu - Ảnh 4.

Khán giả lên sân khấu giao lưu cùng các diễn viên

“Chị thấy rất hay, vui nhộn và cũng dễ hiểu. Lúc mới đến thì chị cũng chưa hiểu gì nhưng khi xem thì chị thấy là hay, dễ hiểu và nói chung rất gần gũi nữa, hợp với mọi lứa tuổi, như kiểu các em bé lên cũng có thể bắt nhịp được, khán giả được giao lưu và được tiếp cận cùng diễn viên. Chị thấy các bạn bây giờ bắt nhịp rất nhanh, rất thông minh, tức là không có kịch bản trước, không có một cái gì trước cả mà các bạn có thể ứng phó thành một câu chuyện rất cuốn hút và hấp dẫn”, một khán giả chia sẻ.

Hài kịch ứng tác - Khi khán giả trở thành diễn viên trên sân khấu - Ảnh 5.

Hài kịch ứng tác - Khi khán giả trở thành diễn viên trên sân khấu - Ảnh 6.

Phần trình diễn ứng tác của các diễn viên

Tham gia nhóm hài High Club từ những ngày mới thành lập, khác với những thành viên còn lại đều là các diễn viên kịch nói chuyên nghiệp, bạn Nguyễn Hải Ngọc là một nghệ sĩ violon tự do, tình cờ biết đến loại hình nghệ thuật độc đáo này và bén duyên từ lúc nào không hay.

Theo Hải Ngọc, đặc trưng của hài kịch ứng tác là diễn viên phải linh hoạt, sử dụng cơ thể để biểu lộ suy nghĩ và phải ứng biến nhanh chóng với tình huống mà bạn diễn đưa ra, không được chần chừ suy nghĩ. Chính những đặc điểm này đã giúp Hải Ngọc rèn luyện kỹ năng ứng biến trên sân khấu:

Không chỉ là những màn tương tác ngẫu hứng của các diễn viên trên sân khấu, khán giả còn là nhân vật quyết định kịch bản của câu chuyện khi đưa ra những câu nói vui, những mẩu chuyện nhỏ làm chất liệu cho diễn viên xây dựng kịch bản và trình diễn ngay lập tức trên sân khấu.

Hài kịch ứng tác - Khi khán giả trở thành diễn viên trên sân khấu - Ảnh 7.

Hài kịch ứng tác - Khi khán giả trở thành diễn viên trên sân khấu - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, High Club còn khuyến khích khán giả lên sân khấu biểu diễn cùng diễn viên. Từ đây, khán giả không còn là người quan sát mà trực tiếp trở thành một nhân vật trên sân khấu biểu diễn.

Bạn Đạt Trịnh Việt Pháp, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội chia sẻ về trải nghiệm thú vị này: “Em cũng đã xem từ đầu đến cuối và em cảm thấy hào hứng, em rất muốn tham gia cùng mọi người nên em đã mạnh dạn giơ tay, cảm giác đứng trên đấy rất hồi hộp.

Có những thứ không thể tưởng tượng nổi là tại sao mọi người có thể nghĩ được nhanh như thế và phản ứng ngay lập tức, bản thân em lên em đã hơi bối rối, trong nhiều khoảnh khắc em không thể kiểm soát được nhưng em thấy mọi người quá tuyệt vời và rất giỏi. Có lẽ là sẽ rèn cho em được phản xạ, có trí tuệ hơn, hiểu biết nhiều hơn.”

Hài kịch ứng tác - Khi khán giả trở thành diễn viên trên sân khấu - Ảnh 9.

Các diễn viên của nhóm Hight club

Theo đạo diễn Đào Ngọc Hà, trưởng nhóm hài kịch ứng tác High Club, toàn bộ lời thoại, hành động, cốt truyện và nhân vật được diễn viên tạo ra một cách tự nhiên và ngay tức thời. Nói cách khác, người biểu diễn vừa là diễn viên, vừa là đạo diễn kiêm biên kịch, và như thế, mỗi tiểu phẩm luôn là tác phẩm duy nhất, không lặp lại. Chính điểm khác biệt này đã tạo sức hút cho hài kịch ứng tác trên nhiều sân khấu lớn nhỏ.

Hài kịch ứng tác - Khi khán giả trở thành diễn viên trên sân khấu - Ảnh 10.

Khán giả xếp hàng xem buổi biểu diễn

Có thể nói "Hài kịch ứng tác" đã xóa khoảng cách lâu nay giữa khán giả và diễn viên, khi người xem cũng là một phần của buổi diễn, trực tiếp tham gia quyết định hành động diễn xuất của diễn viên. Với nỗ lực tạo khuynh hướng mới trong thưởng thức nghệ thuật, những câu chuyện "kịch ứng tác" được sáng tạo tức thời, lời thoại, cách biểu diễn ngẫu hứng hứa hẹn mang đến tiếng cười bất ngờ, sảng khoái cho khán giả.

Ý kiến của bạn