Tin tức

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh'

(VOVTV) - Nhiều năm nay, người dân Thủ đô phải “sống chung” với các dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng này, UBND TP Hà Nội đã đề ra nhiều kế hoạch để “hồi sinh” các dòng sông như vậy nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả.

Tác giả Anh Văn / VOVTV
15/03/2021 16:48

Hà Nội có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ lớn, nhưng phần lớn đều bị ô nhiễm, có nơi ô nhiễm nặng. Theo dữ liệu tổng hợp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về nước thải của Hà Nội, mỗi ngày các con sông như Lừ, Sét, Kim Ngưu, Tô Lịch, Nhuệ phải nhận tới 600.000 m3 nước thải và trở thành nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm.

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 1.

Sông Lừ, Sét, Kim Ngưu, Tô Lịch và Nhuệ là 5 con sông cũng là 5 kênh tiêu thoát nước chính của khu vực nội thành

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 2.

Sông Lừ dài khoảng 10 km, lòng sông rộng từ 10 – 20 m, chảy qua địa bàn các phường Nam Đồng, Quang Trung, Khương Thượng, Trung Tự, Kim Liên, Phương Mai (quận Đống Đa), Khương Mai, Phương Liệt (quận Thanh Xuân), Định Công, Đại Kim (quận Hoàng Mai)

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 3.

Dòng nước sông đen đặc, bề mặt nổi các lớp dầu váng, kèm theo rác thải sinh hoạt trôi lềnh bềnh theo dòng nước

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 4.

Tại nhiều cống thoát nước, nước thải chảy ra sông liên tục, bọt nổi màu trắng xóa

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 5.

Một vài năm trở lại đây mức độ ô nhiễm nguồn nước tại sông Lừ ngày càng nghiêm trọng, dù đứng xa hàng trăm mét vẫn có thể ngửi thấy mùi hôi thối bốc lên. Hầu hết người dân sống ở khu vực này thường xuyên phải đóng cửa, đặc biệt vào lúc trời trở gió

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 6.

Đến phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân), sông Lừ chia làm hai, một rẽ sang phía Đông tới Giáp Bát và hội lưu với sông Sét, một chảy tiếp về phía Nam qua Định Công và hội lưu với sông Tô Lịch tại phía Bắc khu đô thị Linh Đàm gần cầu Dậu (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai)

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 7.

Sông Sét dài hơn 3.6 km, bắt nguồn từ hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), chảy theo hướng Bắc - Nam và đổ vào hồ Yên Sở (quận Hoàng Mai)

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 8.

Nước sông Sét đen ngòm, kèm với đó là rác thải, bùn đất trôi nổi trên bề mặt, bốc mùi quanh năm

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 9.

Mặc dù, hàng ngày đều có công nhân vệ sinh môi trường đi thu gom rác, nhưng tình trạng rác thải vẫn không thuyên giảm

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 10.

Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ TP Hà Nội thông qua nguồn vốn ODA thực hiện “Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá” trong đó có gói thầu xây dựng hệ thống cống bao cho sông Lừ (đoạn giao nhau với sông Sét)

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 11.

Dự án khởi công từ ngày 20/8/2020, ngày hoàn thành dự kiến là 4 tháng kể từ ngày khởi công. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên VOVTV, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 12.

Nhiều hạng mục chỉ mới hoàn thiện xong phần móng, sắt đã gỉ sét

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 13.

Tương tự các con sông khác ở nội thành Hà Nội, dòng nước đen và bốc mùi hôi thối là đặc trưng của sông Kim Ngưu

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 14.

Sông Kim Ngưu dài 7.7km, trung bình cứ 1 km có 7 cống thoát nước thải đổ ra sông

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 15.

Dòng sông này cũng đang gánh đồng thời lượng nước thải lớn xả thẳng, không qua xử lý từ các tuyến đường Lò Đúc, Trần Khát Chân

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 16.

Tuy đã trải qua nhiều dự án cải tạo, nhưng sông Kim Ngưu hàng ngày vẫn bốc mùi khó chịu

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 17.

Dọc sông Kim Ngưu bùn nổi thành ụ cao

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 18.

Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy), chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (quận Thanh Trì)

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 19.

Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Ước tính, sông Tô Lịch chịu 150.000 m3 xả thải ngày đêm

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 20.

Nước đen, bốc mùi hôi thối và lòng sông chỉ toàn rác và bùn lầy

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 21.

Ống cống lớn nhỏ từ các gia đình dọc con ngõ cuối đường Vạn Phúc (quận Ba Đình), xả thải trực tiếp ra mương và từ mương đổ ra sông Tô Lịch

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 22.

Mong muốn làm sạch và khôi phục phần nào vẻ đẹp vốn có của sông Tô Lịch, những năm qua, Hà Nội đã nỗ lực với nhiều giải pháp khác nhau như việc dùng chế phẩm Redoxy3C của Đức để làm sạch nước, hay các đề xuất thu gom nước thải sinh hoạt xử lý tại nguồn trước khi cho chảy ra sông, đặc biệt là ý tưởng lấy nước từ sông Hồng, Hồ Tây tạo dòng chảy để rửa trôi và làm sạch sông Tô Lịch… Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng đã đề xuất các phương án làm sạch như dùng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản, cải tạo thành giao thông thủy kết hợp du lịch… nhưng vẫn không được như kỳ vọng

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 23.

Cũng thuộc “Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá”, ngày 18/5/2020 một hệ thống cống gom nước thải ở thải bên bờ sông Tô Lịch được khởi công với mục đích đưa hàng trăm nghìn mét khối nước thải về nhà máy Yên Xá để xử lý nhằm chặn nguồn nước thải đổ trực tiếp vào dòng sông này

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 24.

Tuy nhiên cho đến nay, sông Tô Lịch vẫn là dòng sông ô nhiễm trầm trọng

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 25.

Sông Tô Lịch, đoạn qua Kim Giang (quận Thanh Xuân) có một màu đen kịt

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 26.

Cuối sông Tô Lịch cũng là điểm đầu sông Nhuệ, đoạn cắt qua cầu Tó cũng diễn ra tình trạng ô nhiễm nặng nề

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 27.

Sông Nhuệ chảy qua các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên của thành phố Hà Nội; huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam và cuối cùng đổ vào sông Đáy ở khu vực thành phố Phủ Lý

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 28.

Hiện trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 2.521 nguồn thải, trong đó 1.672 nguồn thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh; 126 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 137 nguồn thải từ các cơ sở y tế (bệnh viện) và 586 làng nghề

Hà Nội: Những 'dòng sông chết' chờ 'hồi sinh' - Ảnh 29.

Hai bên bờ sông Nhuệ trên xã Hữu Hòa (quận Thanh Trì) trở thành nơi tập kết rác

Ý kiến của bạn