Tin tức

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh

(VOVTV) - Cùng với vỉa hè, dải phân cách trên nhiều tuyến đường tại Hà Nội lâu nay được người dân sử dụng để kinh doanh, trông giữ xe… gây mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.

Tác giả Anh Văn / VOVTV
24/04/2021 13:20

Thời gian qua, dải phân cách đường đôi của các tuyến phố Thủ đô bị người dân ngang nhiên chiếm dụng để kinh doanh, trông giữ xe… gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có giải pháp hiệu quả hơn nữa nhằm xóa bỏ triệt để các điểm vi phạm, trả lại không gian sạch đẹp cho đô thị.

Đường đi bộ trên phố Thái Hà (quận Đống Đa) được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2020, có chiều dài khoảng 400m từ ngã tư Thái Hà – Yên Lãng đến Trung tâm Chiếu phim Quốc gia. Con đường cách biệt hẳn với lòng đường Thái Hà bởi một dải phân cách rộng hơn 1m. Hai bên đường được trồng cây cao khép tán và những bụi hoa, tạo cảnh quan, đồng thời ngăn bớt bụi và tiếng ồn từ làn đường dành cho xe cơ giới phía bên ngoài.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên VOVTV, tại dải phân cách của tuyến đường này xuất hiện nhiều quán trà đá và điểm trông giữ xe.

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 1.

Người dân tận dụng dải phân cách của tuyến phố đi bộ Thái Hà để kinh doanh trà đá

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 2.

Dãy dài xe máy dựng ngay dưới biển cấm dừng đỗ

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 3.

Hơn 400m dải phân cách gần như bị chiếm dụng hoàn toàn

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 4.

Không chỉ là địa điểm kinh doanh, nơi đây còn trở thành bãi trông giữ xe

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 5.

Nhiều ô tô còn ngang nhiên đậu dưới lòng đường, ngay sát dải phân cách

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 6.

Lực lượng chức năng đi qua đây nhưng không hề có động thái xử lý tình trạng vi phạm này

Dải phân cách trên đường Láng (đoạn từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở) lâu nay cũng bị người dân chiếm dụng để phục vụ cho các mục đích riêng gây mất mỹ quan cho tuyến phố này.

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 7.

Để hạn chế tình trạng này, cơ quan chức năng đã tiến hành đập bỏ lớp đá lát trên dải phân cách để trồng cây, chỉ giữ lại một số đoạn cho người đi bộ qua đường

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 8.

Tuy nhiên, đến nay một số đoạn vẫn bị lấn chiếm bởi các hộ dân nơi đây

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 9.

Dải phân cách được “trưng dụng” thành điểm đỗ xe…

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 10.

… tiệm sửa xe đạp

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 11.

… hay đặt biển quảng cáo

Với dải phân cách khá rộng nằm dưới tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, tuyến phố Yên Lãng (quận Đống Đa) cũng được xem là một điểm đen về tình trạng xâm lấn.

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 12.

Dải phân cách trước số 31 phố Yên Lãng lâu nay đã trở thành bãi gửi xe

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 13.

Tuyến đường chỉ dài khoảng 1km nhưng có đến hàng chục điểm xâm lấn dải phân cách

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 14.

Không chỉ bị chiếm dụng phục vụ cho mục đích cá nhân, dải phân cách tại đường Yên Lãng còn trở thành nơi đổ chất thải xây dựng

Hà Nội: Ngang nhiên chiếm dụng dải phân cách để làm nơi kinh doanh - Ảnh 15.

Nhiều mảnh thủy tinh vỡ cũng được tập kết tại đây, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người đi bộ khi sang đường

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nêu rõ:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe (Khoản 3đ Điều 12).

+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi bày, bán hàng hóa (Khoản 2c Điều 12).

Dù vậy, tình trạng này vẫn liên tục tái diễn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông và trật tự đô thị.

Thiết nghĩ, để giải quyết dứt điểm tình trạng này, cần sự vào cuộc quyết liệt từ phường sở tại và sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng. Đồng thời tăng cường tuyên truyền để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật từ phía người dân. Có như vậy mới thực sự chấm dứt được những vi phạm dai dẳng kéo dài về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố.

Ý kiến của bạn