Giá vàng hôm nay 8/9: Giảm cả trong nước và quốc tế
Giá vàng hôm nay 8/9 đi xuống cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Giá vàng hôm nay: Tiếp tục suy giảm
Trên Kitco, lúc 16h ngày 7/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới được niêm yết ở ngưỡng 1.703 USD/ounce, giảm 10 USD so với phiên giao dịch trước đó.
Giá kim loại quý đi xuống do chịu áp lực khi USD đã chạm mốc cao nhất trong vòng 2 thập kỷ. Sáng nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng mạnh 0,66% lên mức 110,25.
Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu tăng cũng là một yếu tố khiến giá vàng không thể quay đầu tăng trong phiên hôm nay. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đạt 3,347% khiến chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không lãi suất như vàng tăng cao.
Ngoài ra, yếu tố lãi suất của các đồng tiền mạnh cũng tiếp tục thu hút sự chú ý và đe dọa đà phục hồi của kim loại màu.
Diễn biến giá vàng hôm nay
+ Giá vàng trong nước
Trên sàn giao dịch của Doji, giá vàng được niêm yết ở mức 65,95 - 66,75 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng cả hai chiều.
Trong khi đó, trên sàn giao dịch của SJC, vàng SJC có giá mua vào là 66 triệu đồng/lượng, bán ra là 66,80 triệu đồng/lượng, cũng giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều. Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 50,75 - 52 51,35 triệu đồng/lượng, giảm 35.000 đồng ở chiều mua và giảm 65.000 đồng/lượng chiều bán.
+ Giá vàng quốc tế
Giá vàng thế giới sáng nay ở mức 1.703 USD/ounce. Như vậy, giá vàng thế giới đã giảm khoảng 10 USD so với phiên giao dịch trước đó.
Thị trường kim loại quý trượt dốc do chịu áp lực mạnh khi USD đã chạm mốc cao nhất trong vòng 2 thập kỷ. Rạng sáng 7/9 (giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng mạnh 0,66% lên mức 110,25. Đồng bạc xanh liên tiếp tăng mạnh khiến sức hấp dẫn của vàng đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác giảm.
Tương tự, lợi suất trái phiếu tăng vững chắc cũng là một yếu tố chống lại vàng. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đạt 3,347% khiến chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không lãi suất như vàng tăng cao.
Đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng cao nhờ được thúc đẩy bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ tích cực của mình sau báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM). ISM cho biết, chỉ số lĩnh vực dịch vụ của nước này đạt 56,9% trong tháng 8, tăng so với mức 56,7% trong tháng 7. Dữ liệu này cũng đánh bại mức dự báo của các nhà kinh tế là 55,4%.
Dự báo giá vàng
Tâm điểm của thị trường tuần này là cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào thứ Năm (8/9), với các nhà đầu tư dự đoán về một đợt nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản để kiểm soát sự leo thang của giá cả. Thị trường cũng đặt cược vào một đợt tăng lãi suất từ Fed trong cuộc họp diễn ra vào ngày 20 - 21/9.
Tuy nhiên, bất chấp việc lao dốc không phanh, một chuyên gia vẫn đưa ra dự đoán gây "sốc" về kim loại quý. Trả lời phỏng vấn của Kitco, ông John Butler, Giám đốc Công ty tài chính TallyMoney (Anh) cho biết, nếu Mỹ đánh mất ưu thế về kinh tế và thế giới trở nên đa cực hơn thì chế độ bản vị vàng có khả năng xuất hiện trở lại.
Nếu quay lại chế độ bản vị vàng thì theo tính toán vàng sẽ có giá trị là 50.000 USD/ounce, tương đương 1,4 tỷ đồng/lượng.
Ông John Butler, Giám đốc Công ty tài chính TallyMoney (Anh) đưa ra dự báo giá vàng có thể tăng bứt phá, thậm chí lên 50.000 USD/ounce (so với mức gần 1.700 USD/ounce như hiện tại) nếu hệ thống tiền tệ thế giới được chuyển sang cơ chế đảm bảo bằng vàng.
Còn ông Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA nhận định: “Hiện tại, chúng ta có thể thấy một số hỗ trợ khiến giá kim loại quý được giữ ở mức trên 1.700 USD/ounce. Tuy nhiên, việc USD được ưa chuộng quá mức và các ngân hàng trung ương không giảm tốc độ tăng lãi suất sẽ có thể tiếp tục gây áp lực giảm giá lên vàng. Việc giá vàng về dưới 1.680 USD/ounce có vẻ rất khả thi”.