Gan - 'Cánh cửa an ninh' của con người
(VOVTV) - Lá gan như một “cánh cửa an ninh” của con người, kiểm soát chặt chẽ đầu vào và đầu ra của các dưỡng chất. Hơn thế nữa, gan còn là một bộ phận có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ ra khỏi máu những chất độc hại.
Gan là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và thải độc. Trong quá trình tiêu hóa gan đóng vai trò là một nhà máy sản xuất dịch mật.
Gan được coi là một nhà máy hóa chất đảm nhận nhiệm vụ điều hòa các phản ứng hóa sinh đặc biệt và là một trung tâm dự trữ.
Gan còn sản xuất và tiết mật cần thiết cho quá trình tiêu hóa mỡ bằng cách giáng hóa hemoglobin tạo nên các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch mật dưới hình thức các sắc tố mật. Một lượng mật có thể đổ thẳng từ gan vào tá tràng và một phần khác được trữ lại ở túi mật trước khi vào tá tràng.
Gan cũng đóng một số vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate như tổng hợp đường glucose từ một số amino acid, lactate hoặc glycerol. Gan đóng vai trò phân giải glycogen để sản phẩm tạo ra là glucose từ glycogen và bản thân gan cũng tạo được glycogen từ glucose.
Gan cũng đóng vai trò giáng hóa insulin và các hoóc-môn khác trong cơ thể. Gan cũng là cơ quan tổng hợp nhiều loại protein và chuyển hóa protein thành các acid amin cần thiết cho cơ thể. Gan đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa lipid, tổng hợp cholessterol, sản xuất triglyceride.
Nghiên cứu cho thấy các yếu tố đông máu như: fibrinogen, thrombin (prothrombin), yếu tố V, yếu tố VII, yếu tố IX, yếu tố X và yếu tố XI cũng như protein C, protein S và antithrombin đều do gan sản xuất và chuyển hóa amonniac thành urê. Bên cạnh đó, gan còn biết dự trữ một lượng lớn các chất khác nhau như glucose dưới dạng glycogen, vitamin B12, sắt và đồng.
Gan giáng hóa hemoglobin tạo nên các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch mật dưới hình thức các sắc tố mật. Gan giáng hóa các chất độc và thuốc thông qua quá trình gọi là chuyển hóa thuốc. Tuy nhiên quá trình chuyển hoá này có thể gây độc vì chất chuyển hóa lại độc hơn tiền chất của nó.
Chưa hết gan còn tham gia vào quá trình miễn dịch, hệ thống võng nội mô của gan chứa rất nhiều tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoạt động như một trạm sàng lọc nhằm phát hiện những yếu tố bất lợi trong dòng máu do tĩnh mạch cửa mang đến.
Đặc biệt gan là một trong số ít nội tạng của cơ thể có khả năng tái tạo lại một lượng nhu mô bị mất. Nếu khối lượng gan mất dưới 25% thì gan có thể tái tạo hoàn toàn.
Bs Lương Hoài Linh
Tin nổi bật
Tin Video