Đời sống

Đừng để SARS-CoV-2 khiến bạn hoang mang

(VOVTV) - Dịch SARS-CoV-2 vẫn đang diễn biến với nhiều kịch bản đáng lo ngại. Nhưng không nên vì thế mà chúng ta lo lắng cũng như sợ hãi.

Tác giả PV / VOVTV
16/02/2021 14:55

Coronavirus SARS-CoV-2 có nguồn gốc COVID-19 về bộ gens 70% giống nhau về mặt di truyền với SARS-CoV-1 (có nguồn gốc từ năm 2003 gây dịch SARS). Các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng rất giống nhau giữa các bệnh SARS và COVID-19 và giống với các triệu chứng viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. 

CoronaVirusHeader-Final-3.jpg

Coronavirus SARS-CoV-2 có nguồn gốc COVID-19 về bộ gens 70% giống nhau về mặt di truyền với SARS-CoV-1. Ảnh: Internet

Trong kinh nghiệm điều trị SARS chủng độc lực mạnh hơn COVID-19 chúng ta nên bắt đầu từ những bước nhỏ sau nhé:

1. Hạn chế tiếp xúc và phát tán nguồn lây

unnamed.png

Đeo khẩu trang đúng cách là một trong những cách giúp bảo vệ bản thân khỏi virus SARS-CoV-2. Ảnh: Internet

- Đeo khẩu trang đúng cách 

- Không khạc nhổ bừa bãi 

- Vệ sinh tay thường xuyên 

- Vệ sinh mũi họng khi ra vào chỗ đông người 

- Giữ khoảng cách an toàn 

2. Nâng cao sức đề kháng của bản thân và gia đình 

he-mien-dich-la-gi.jpg

Nâng cao sức đề kháng của bản thân và gia đình. Ảnh: Internet

- Ăn uống đủ chất, giầu năng lượng 

- Uống đủ nước, tối thiểu 1.5l/ngày 

- Ăn nhiều và đa dạng hoa quả 

- Tập thể dục và tập thở thường xuyên giúp hệ tuần hoàn và hô hấp khỏe mạnh 

- Mở thông cửa để tạo đối lưu không khí, hạn chế sử dụng điều hòa khi không cần thiết 

- Ngủ nghỉ đúng giờ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục 

3. Sử dụng vitamin C đúng cách

vitamin-C.jpg

Sử dụng vitamin C đúng cách để tránh gây hại cho cơ thể. Ảnh: Internet

Vấn đề oxy hóa từ ARDS tạo ra các gốc tự do và cytokine, dẫn đến những tổn thương tế bào và suy đa phủ tạng. Các nghiên cứu trong chăm sóc bệnh nhân về việc sử dụng các tác nhân chống oxy hóa trong việc quản lý sinh lý bệnh này đang trở nên phổ biến. 

Một trong những phương thức như vậy là vitamin C liều cao tiêm tĩnh mạch là có ý nghĩa (nên hỏi bác sỹ chứ đừng tự ý sử dụng).

Có những báo cáo về việc sử dụng vitamin C tiêm tĩnh mạch liều cao như một phần của điều trị ARDS liên quan đến nhiễm SARS-CoV2, nhưng hiện không có thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng hoặc bằng chứng cụ thể để hỗ trợ việc sử dụng nó là có hiệu quả chắc chắn.

4. Vitamin D 

20200529_vitaminD-1.jpg

Những thực phẩm bổ sung vitamin D. Ảnh: Internet

Việc bổ sung Vitamin D là rất quan trọng trong trận chiến COVID-19 như ta đã biết: 

Sự truyền tín hiệu của thụ thể vitamin D đã được chứng minh là có vai trò làm giảm cơn bão cytokine và chemokine, điều chỉnh hoạt động của bạch cầu trung tính và hệ thống renin angiotensin, và duy trì hàng rào biểu mô phổi. 

Trong các nghiên cứu trên động vật, những con chuột loại bỏ thụ thể vitamin D có biểu hiện nghiêm trọng hơn tổn thương phổi hơn chuột hoang. 

Hiện có một số nghiên cứu quan sát và can thiệp đang diễn ra đánh giá việc sử dụng vitamin D để phòng ngừa hoặc quản lý ARDS trong điều kiện COVID-19. 

5. Sử dụng kẽm đúng cách 

nen-cho-be-uong-kem-vao-luc-nao-trong-ngay-2-700x400.jpg

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong các chức năng chống viêm và chống oxy hóa. Ảnh: Internet

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong các chức năng chống viêm và chống oxy hóa. Trong thực nghiệm, thiếu kẽm có liên quan đến việc tăng cường sản xuất IL-6 và IL-1β, do đó chuyển thành phản ứng viêm rõ rệt. 

Do đó, có nhiều nghiên cứu khác nhau đang diễn ra để đánh giá vai trò của kẽm trong khả năng miễn dịch kháng virus. 

Chế độ ăn được khuyến nghị cho kẽm là 11mg/ngày ở nam và 8mg/ngày ở nữ. 

Đừng sử dụng kẽm liều cao và tự ý: Nếu sử dụng kẽm liều cao kéo dài sẽ dẫn tới suy giảm khả năng hấp thụ đồng ở ruột và ức chế hệ thống miễn dịch.

Hãy là người hiểu biết trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19.

Bs Lương Hoài Linh

Dòng sự kiện
Ý kiến của bạn