Tin tức

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hoả Lò

(VOVTV) - Sáng 23/3/2021, Ban quản lý Di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò tổ chức giao lưu cùng đội nữ lái xe Trường Sơn tại không gian trưng bày “Một thời sôi nổi”. Những câu chuyện, hồi ức của thanh xuân nhiệt huyết lại một lần nữa được bừng sáng.

Tác giả Anh Văn / VOVTV
23/03/2021 14:43

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phòng PV06 và phòng PX03 công an Thành phố Hà Nội tổ chức "Lễ trưởng thành đoàn" cho 5 đoàn viên tại khu Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. Để nâng cao ý nghĩa cho buổi lễ, công an Thành phố Hà Nội đã kết hợp cùng ban quản lý di tích mời 7 chiến sĩ thuộc đội nữ lái xe Trường Sơn đến giao lưu và tham quan không gian trưng bày "Một thời sôi nổi".

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 1.

Trung đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh được thành lập vào ngày 18/12/1968 tại vùng rừng núi xã Hưng Phổ (Hương Khê, Hà Tĩnh), gồm 40 cô gái được tuyển chọn từ những nữ thanh niên xung phong gan dạ. Họ lái những chiếc xe vận tải cỡ lớn như Zin, Gat... vượt đường Trường Sơn chở hàng hóa, bộ đội, chi viện cho chiến trường miền Nam

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 2.

Mở đầu chương trình, 7 chiến sĩ thuộc đội nữ lái xe Trường Sơn cùng các cán bộ, chiến sĩ thuộc phòng PV06 và phòng PX03 công an Thành phố Hà Nội đã dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh tại Nhà tù Hỏa Lò

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 3.

Tại đây, đoàn đã thành kính đặt hoa, dâng hương và dành những phút mặc niệm để tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ - những chiến sĩ cách mạng trung kiên hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 4.

Chiến sĩ thuộc đội nữ lái xe Trường Sơn dâng hương Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Hỏa Lò

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 5.

Ngay sau đó Đoàn thanh niên phòng PV06 và Đoàn thanh niên phòng PX03 công an Thành phố Hà Nội đã tổ chức “Lễ trưởng thành đoàn” cho 5 đoàn viên. Buổi lễ có sự tham dự của 7 nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 6.

Kết thúc “Lễ trưởng thành”, các đoàn viên công an Thành phố Hà Nội cùng đội nữ lái xe Trường Sơn bắt đầu thăm quan không gian trưng bày “Một thời sôi nổi”. Xuyên suốt không gian trưng bày kể câu chuyện về ký ức một thời sôi nổi của lứa thanh niên Việt Nam sinh ra trong thời chiến và giai đoạn hiện nay

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 7.

Hình tượng Anh hùng Lý Tự Trọng xông pha nơi chiến trường ác liệt, bất khuất nơi ngục tù thực dân, đế quốc được tái hiện một cách hào hùng

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 8.

Các chiến sĩ đội nữ lái xe Trường Sơn bùi ngùi, xúc động nhớ về thời thanh niên sôi nổi

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 9.

Những hình ảnh, câu chuyện về trung đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh được thể hiện tại không gian trưng bày “Một thời sôi nổi”

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 10.

Chiếc xe Gat quen thuộc, gắn bó với các nữ chiến sĩ thời kháng chiến. Là hình tượng của những câu thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính: “Không có kính không phải vì xe không có kính; Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi; Ung dung buồng lái ta ngồi; Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 11.

Hay chiếc balo con cóc đựng quân tư trang

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 12.

“Trạm giao liên Trường Sơn” nơi cung cấp lương thực, chỗ trú, y tế và dẫn đường cho các chiến sĩ

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 13.

Bài thơ “Gửi em cô bộ đội lái xe” của nhà thơ Phạm Tiến Duật được cất lên qua giọng đọc của bà Hoàng Thị Thanh – chiến sĩ đội nữ lái xe Trường Sơn

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 14.

Những chiến sĩ năm xưa vui vẻ khi được sống lại thanh xuân với nước chè xanh cùng lương khô quân nhu trên đường hành quân

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 15.

Bà Dương Thị The (ở tại Sóc Sơn, Hà Nội) – chiến sĩ đội nữ lái xe Trường Sơn chia sẻ: “Hôm nay được nhìn lại những hình ảnh của đơn vị, gợi lại những ký ức năm xưa, lái chiếc xe vận chuyển chở hàng hóa, bộ đội, chi viện qua dãy Trường Sơn cho chiến trường miền Nam thật sự hào hùng và xúc động”

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 16.

Chân dung những chiến sĩ của đội nữ lái xe Trường Sơn

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 17.

Các cô gái của Đội nữ lái xe Trường Sơn năm xưa ôn lại kỷ niệm thời gian khổ nhưng đầy hào hùng

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 18.

Chiến tranh đã qua đi, sau hơn 40 năm, câu chuyện về trung đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh trên tuyến lửa Trường Sơn với những chiến công phi thường cũng như của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mỹ là tấm gương, nguồn động lực cho các chiến sĩ, thanh niên cả nước neo theo

Đội nữ lái xe Trường Sơn sống lại “thời sôi nổi” tại Di tích Nhà tù Hảo Lò - Ảnh 19.

“Thay mặt cho thế hệ trẻ nước nhà, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô – thế hệ thanh niên xung phong đi trước, đã cho chúng ta cuộc sống hòa bình, hạnh phúc hiện tại. Hy vọng rằng trong buổi thăm quan, các bạn đoàn viên tại đây sẽ thấu hiểu được sự hy sinh của bậc cha anh đi trước để cố gắng xây dựng đất nước giàu đẹp hơn”, chị Hoàng Thúy Hạnh – cán bộ phòng Nghiên cứu sưu tầm thuộc Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò chia sẻ

Ý kiến của bạn