Khám phá

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự

(VOVTV) - Hà Nam nổi tiếng với nền văn minh lúa nước cùng nét văn hóa dân gian phong phú của vùng châu thổ Sông Hồng. Ở đây có nhiều ngôi chùa nổi tiếng, như chùa Long Đọi, chùa Tam Chúc, chùa Bà Đanh… Và còn có cả chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ẩn khuất trong một khu rừng thông dưới chân núi Phi Lai, rời xa làng mạc.

Tác giả Thu Hiền / VOVTV
17/03/2021 17:20
Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 1.

Chùa được đặt tên Địa Tạng Phi Lai nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này

Chùa Địa Tạng Phi Lai hay còn có tên gọi trong dân gian là chùa Đùng (tức chùa to), tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào Thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Địa Tạng Phi Lai tựa lưng vào núi, núi mang thế ngai vàng, hai bên là tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ, xung quanh là muôn vàn bóng thông reo, cối mọc hoang um tùm khiến ngôi chùa dường như bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng.

Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiệp nhận, tôn tạo, xây dựng và đổi tên chùa thành Địa Tạng Phi Lai. Kể từ đó, mảnh đất Hà Nam lại có thêm 1 cõi tịnh độ được mở ra.

Du khách lần đầu đến thăm chùa sẽ không khỏi bất ngờ vì phần sân dẫn vào chùa đều được trải sỏi màu trắng, thay vì lát gạch đỏ như những ngôi chùa khác.

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 2.

Cách bài trí của ngôi chùa khác biệt so với những ngôi chùa khác

Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Dạo trong khuôn viên chùa, nhìn những viên sỏi trắng tinh khiến cho lòng người trở nên thanh thoát.

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 3.

Những phiến đá trên mặt sỏi tạo thành lối đi cũng mang triết lý nhân sinh sâu sắc

Giống như bố cục của các ngôi chùa truyền thống, lớn nhất là tòa Tam Bảo. Tượng Đức Địa Tạng hiện lên sự hiền nhưng toát lên vẻ uy nghiêm, đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa lấy màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo.

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 4.

Tòa Tam Bảo tại chính điện thời Địa Tạng Vương Bồ Tát

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 5.

Tượng Đức Như Lai

Bên phải tòa Tam bảo là nhà thờ Tổ, nơi tôn nghiêm thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. Ngoài ra còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền, khu nhà ở (dành cho Tăng ni – Phật tử ở trong chùa), khu giảng đường (nơi các Tăng ni - Phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo hàng ngày và diễn ra các khóa tu tại đây), khu nhà khách (dành cho những du khách thập phương và những người tham gia các khóa tu, các trải nghiệm tại chùa).

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 6.

Nơi thờ Phật Bà Quan Thế Âm được đặt giữa hồ sen

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 7.

Nhà thờ Tổ là nơi thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa

Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá chân thiện mỹ. Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 8.

Mái chùa lợp ngói quen thuộc với người dân Việt tạo điểm nhấn trong kiến trúc

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 9.

Một góc bình yên nhìn từ trà thất tại chùa

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 10.

Phật tử, du khách thập phương có thể ghi lại lời nguyện ước

Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự - Ảnh 11.

Chẳng cần phải đi đâu đó thật xa, chùa Địa Tạng Phi Lai sẽ là điểm đến vô cùng ý nghĩa đối với du khách

 

Ý kiến của bạn