Giải trí

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc

Trong những năm gần đây, các nghề nghiệp có phần kỳ lạ, khó hiểu song vẫn có thu nhập cao càng xuất hiện nhiều hơn ở đất nước tỷ dân.

06/04/2021 14:51
Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Giám sát cuộc sống người khác: Zhu Hecun (Hà Nam) theo đuổi công việc giám sát lịch trình, kế hoạch cho 20.000 khách hàng suốt 6 năm qua. Nhiệm vụ của anh là nhắn tin, thúc giục người khác thực hiện mục tiêu của họ đúng hạn. Ảnh: Sohu

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Công việc này tiêu tốn của Zhu đến 15 tiếng làm việc mỗi ngày. Anh đặt báo thức liên tục, ứng với thời điểm cần thúc giục khách hàng. Phần lớn người tìm đến Zhu để thoát khỏi "căn bệnh trì hoãn" ở trong độ tuổi 18-30. Ảnh: Sohu

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Dằn mặt "tiểu tam": Xiao Sheng (31 tuổi) chuyên giúp các bà vợ cắt đứt tình cảm giữa chồng và bồ nhí. Anh thích tự gọi mình là nhà cố vấn tình cảm hơn bởi anh còn hỗ trợ nhiều khía cạnh khác như cầu hôn, tán tỉnh, ghép đôi. Ảnh: Sohu

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 4.

Chi phí trung bình cho mỗi lần Sheng đi "trị tiểu tam" rơi vào khoảng 200.000 nhân dân tệ, các dịch vụ khác đơn giản hơn cũng có mức giá thấp nhất từ 1.000 nhân dân tệ đổ lên. Dù có kinh nghiệm 6 năm nay, anh không hứa thành công 100% vì "một mối quan hệ có nhiều yếu tố không thể kiểm soát". Một số nguyên tắc đạo đức của Xiao khi làm việc là bảo vệ chế độ một vợ một chồng, tôn trọng quyền riêng tư của "kẻ thứ ba" hay không làm nhục đối tượng. Ảnh: Sohu

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 5.

Khóc mướn ở đám tang: Những người khóc thuê chuyên nghiệp sẵn sàng khóc hết nước mắt, thể hiện nỗi đau đớn cho người họ chưa bao giờ gặp mặt. Đổi lại, "các diễn viên" này có thể kiếm được hàng trăm đến hàng nghìn nhân dân tệ chỉ trong tiếng rưỡi hành nghề. Ảnh: China Daily

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 6.

Các nhóm người chuyên khóc thuê thường được cử đến các đám tang nhằm tạo ấn tượng rằng người quá cố được yêu mến. Là người khóc thuê chuyên nghiệp, Jin Guihua (Tứ Xuyên) chia sẻ rằng công việc của cô không đơn thuần chỉ có rơi nước mắt. Màn khóc thương của Jin thường có ba phần, từ kể lại những khó khăn mà người chết đã trải qua, bày tỏ nỗi tiếc thương của các thành viên trong gia đình và cầu chúc cho người qua đời có chuyến đi thanh thản sang thế giới bên kia. Ảnh: China Daily

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 7.

Lột vỏ cua: Năm 2015, Xiaoxie (Hàng Châu) gây chú ý nhờ công việc lột vỏ cua. Cô gái bỏ công việc tiếp viên hàng không rồi tự viết quảng cáo, giới thiệu bản thân trên mạng là "người lột vỏ cua chuyên nghiệp”. Ảnh: Weibo

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 8.

Để đăng ký dịch vụ của Xiaoxie, người thuê cần trả 10 nhân dân tệ cho mỗi lần lột vỏ hải sản và thêm 5 nhân dân tệ nếu muốn được đưa thức ăn tận miệng. Sau mỗi buổi tối, tay của Xiaoxie thường bị sưng đỏ, đau nhức do bóc một số lượng lớn vỏ cua. Cô gái cho hay mình thường cố chịu đựng trong lúc làm, tránh phàn nàn trước mặt khách hàng. Ảnh: Weibo

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 9.

Đi khắp thế giới mua sắm: Năm 2016, nghề mua quần áo thời trang khá thịnh hành ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Ding Yiou, cô gái theo nghề này, đặt chân đến nhiều thành phố, quốc gia chỉ để lựa chọn đồ mới. Nhiệm vụ của cô là đại diện các doanh nghiệp hay nhãn hàng mua về những mẫu thiết kế mới và hút khách nhất, sau đó giao cho công xưởng sản xuất đại trà. Ding đôi khi cũng đóng vai trò người trung gian quảng cáo, bán sản phẩm. Ảnh: Sina

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 10.

Nguyên tắc nghề nghiệp của Ding là không chỉ có mua và mua. Cô nhìn nhận mình là người định hướng cho khách hàng hiểu vẻ đẹp sau mỗi bộ quần áo, khiến họ muốn nâng cao vẻ bề ngoài bằng cách sở hữu chúng. Đặc thù công việc đòi hỏi Ding phải chụp rất nhiều ảnh quần áo, điều khiến gây ra xung đột giữa cô và nhân viên các cửa hàng. Ảnh: Sina

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 11.

Thám tử thú cưng: Công việc này ra đời chưa lâu, sau khi xu hướng nuôi thú cưng tăng lên đáng kể ở các gia đình Trung Quốc. Nhóm thám tử do Sun Jinrong (38 tuổi) quản lý thường đem theo thang, đèn pin và ba lô chứa các thiết bị công nghệ để tìm kiếm dấu vết của những chú chó, mèo đi lạc. Ảnh: Sixth Tone

Dằn mặt 'kẻ thứ ba' và những nghề kỳ lạ ở Trung Quốc - Ảnh 12.

Nghề nghiệp của Sun còn mới mẻ, không hiếm lần anh bị người khác cho là kẻ lừa đảo. Bù lại, với những chủ nuôi giàu tình cảm và sẵn sàng chi tiền, Sun có thể kiếm được hàng nghìn nhân dân tệ nếu tìm thấy con vật đi lạc. Sun còn đổ nhiều tâm huyết vào việc học các kỹ năng của động vật, đọc sách về tâm lý học và động vật học. Ảnh: Sixth Tone

Ý kiến của bạn