Cúng ông Công ông Táo: Nét đẹp truyền thống của người Việt
(VOVTV) - Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam ở khắp mọi miền lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất cùng vàng mã và cá chép vàng để tiễn ông Táo về trời. Đây đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt.
Nguồn gốc của tục cúng ông Công ông Táo
Nguồn gốc của tục cúng ông Công ông Táo gắn liền với sự tích ông Táo lên về trời. Người Việt quan niệm rằng một năm bắt đầu từ Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng việc ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng Chạp. Chính vì lẽ đó, người ta thường làm lễ cúng long trọng để tiễn đưa vị thần này. Đến giao thừa, ông Táo sẽ trở về để bắt đầu năm mới cùng với gia đình.
Vậy ông Táo là ai? Chuyện này phải trở về quá khứ, về với cái "ngày xửa ngày xưa". Khi ấy, có đôi vợ chồng Trọng Cao và Thị Nhi sống với nhau chân thành, mặn nồng, tiếc rằng mãi không có nổi một mụn con. Điều này khiến cho người chồng Trọng Cao dần dần không còn được như trước nữa, hay kiếm chuyện để to tiếng với vợ.
Một hôm, vì một chuyện vô cùng nhỏ Trọng Cao gây thành chuyện lớn rồi đánh và đuổi Thị Nhi ra khỏi nhà. Bà lang thang khắp nơi, sau đó gặp được Phạm Lang. Hai người phải lòng nhau nên đã kết duyên thành vợ chồng.
Còn về Trọng Cao, sau khi đuổi vợ đi ông vô cùng hối hận nên đã quyết tâm lên đường tìm kiếm người vợ của mình.
Nhưng ông đã đi rất lâu mà vẫn không tìm thấy tung tích của người vợ. Lúc này, tiền trên người không còn, gạo cũng đã hết, ông đành phải làm kẻ ăn xin dọc đường. May mắn, cuối cùng ông cùng tìm được nhà của vợ mình trong một lần xin ăn.
Lúc này, Phạm Lang đã đi vắng, chỉ có Thị Nhi ở nhà một mình. Bà nhận ra chồng cũ chính là người ăn xin trước mặt nên mời vào nhà và nấu cơm cho ông ăn. Đúng lúc này, người chồng mới của bà – Phạm Lang trở về. Bà lo sợ chồng sẽ ghi oan nên nhanh chóng giấu chồng cũ dưới đống rơm.
Đáng tiếc, Phạm Lang vì muốn lấy tro để bón ruộng nên đã nổi lửa để đốt đống rơm đó. Thấy lửa cháy lớn, bà hoảng hốt lao vào để cứu chồng cũ. Còn Phạm Lang, khi nhìn thấy vợ mình lao vào đám lửa cũng nhảy vào theo. Kết quả, cả 3 người đều chết cháy.
Cảm động trước tình nghĩa đó, Ngọc Hoàng đã phong cho họ làm Định phúc Táo Quân hay còn gọi là vua bếp. Trong đó, người chồng cũ có nhiệm vụ trông coi việc nhà nên được gọi là Thổ Địa, người chồng mới quản việc trong bếp gọi là Thổ Công còn người vợ là Thổ Kỳ với nhiệm vụ trông coi việc chợ búa.
Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, 3 người sẽ cũng nhau lên trên trời để gặp và bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc tốt cũng như chưa tốt của gia chủ. Căn cứ vào đó, Ngọc Hoàng sẽ quyết định xem nên phạt hay thưởng cho gia chủ.
Vì điều đó nên trước khi Táo quân lên trời để bấm báo, người dân thường làm một nghĩ lễ để "tiễn đưa", mong các ông sẽ "nói tốt" giúp mình để Ngọc Hoàng ban tài, ban lộc, ban bình an cho họ vào năm tới.
Không chỉ vậy, sự hiện diện của 3 vị Táo trong nhà cũng giúp gia chủ đuổi được ma quỷ muốn xâm phạm đến đất thổ cư, giữ cho gia đình luôn yên bình, hạnh phúc.
Ý nghĩa của việc cúng ông Công ông Táo
Theo sự tích ông Táo về trời, thì họ chính là những vị thần định đoạt tài lộc, phước đức của gia đình vào năm sau nên việc làm mâm cỗ tiễn đưa 3 vị lên chầu trời là để mong được Thần Bếp phù hộ.
Ngoài ra, đây cũng là ngày để người Việt bày tỏ lòng viết ơn đối với 3 vị Táo luôn bảo vệ họ suốt một năm qua. Đồng thời, ngày này chính là dịp để gia đình trở về sum họp, quây quần sau một năm học tập, làm ăn vất vả.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà đều làm một mâm cỗ để tiễn đưa các Táo lên chầu trời. Tuy nhiên, ở mỗi miền lại có sự khác nhau. Nếu người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo với cá chép sống để sau đó phóng sinh, làm phương tiện đưa Táo lên trời thì người miền Trung lại cúng với một con ngựa giấy đầy đủ yên, cương; trong khi người miền Nam chỉ đơn giản là cúng với mũ, áo, giày hia giấy.
Nhưng dù ở đâu, các gia đình đều sẽ dọp dẹp sạch sẽ nhà cửa, ban thờ trước khi làm cỗ cúng.
Một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường bao gồm những món sau: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, gà luộc hoặc thịt luộc, con cá chép sống (hoặc ngựa giấy), bát canh măng hoặc canh mọc, đĩa xào thập cẩm, khoanh giò, bánh chưng hoặc xôi, đĩa trái cây, ấm trà sen, chén rượu, trầu cau, hoa (cắm hoa số lẻ) và tiền vàng (vàng mã).
Cúng ông Công ông Táo khi nào?
Theo dân gian, ông Táo sẽ lên chầu trời vào lúc 12 giờ trưa vậy nên sau giờ này ông sẽ không nhận đồ cúng nữa. Thời điểm cúng ông Táo thích hợp nhất thường là 12h trưa ngày 22 tháng Chạp đến 12h trưa ngày 23 tháp Chạp.