Tin tức

Chất xúc tác của đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới ở mọi lĩnh vực, mọi quốc gia trong năm 2020. Tuy nhiên đại dịch này đã là chất xúc tác trong một số lĩnh vực...

12/12/2020 09:43

Tốc độ sản xuất vaccine nhanh chưa từng có

Loại vaccine được phát triển nhanh nhất cho một căn bệnh nan y như quai bị phải mất 4 năm nhưng khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, tốc độ này rút xuống chỉ còn một nửa. Một số công ty dược phẩm hiện đang thực hiện giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng thử nghiệm so sánh giả dược quy mô lớn.

Chất xúc tác của đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Covid-19 đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và sản xuất vaccine

Chưa bao giờ nghiên cứu Coronavirus lại được ưu tiên như hiện nay. Do tầm quan trọng phòng chống dịch nên các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tập trung khẩn cấp vào Covid-19, khiến phần lớn các nghiên cứu khác phải tạm dừng. Ngay cả Mỹ và Trung Quốc cũng phải gạt mọi chuyện sang một bên để tập trung cho nghiên cứu SARS-CoV-2. 

Trong khi giới chính trị đã khóa biên giới thì cộng đồng khoa học lại mở nó, tạo ra một sự hợp tác toàn cầu chưa có tiền lệ. Chưa bao giờ nhiều chuyên gia trên khắp thế giới lại tập trung đồng thời vào một chủ đề duy nhất và cấp thiết như hiện nay.

Đầu tháng 1/2020, chỉ vài tuần sau khi các ca bệnh đầu tiên được báo cáo, trình tự gene, xác định mầm bệnh của Coronavirus mới, SARS-CoV-2, đã được phát hành, cung cấp thông tin cần thiết cho việc xác định và phát triển các phương pháp điều trị, vaccine và chẩn đoán.

Hiện một số loại vaccine đang được đánh giá trong các thử nghiệm ở giai đoạn 3 để xác định tính an toàn và hiệu quả. Mỹ đã đầu tư hàng trăm triệu đô-la để sản xuất vaccine, còn tại Nga vaccine đã được phê duyệt trước khi một thử nghiệm quan trọng ở giai đoạn 3.

Một số nhà khoa học cho biết sự so sánh gần nhất với thời điểm này có thể là đỉnh điểm của đại dịch AIDS vào những năm 1990, khi các nhà khoa học và bác sĩ hợp tác chặt chẽ để chống lại căn bệnh này. Những công nghệ ngày nay và tốc độ chia sẻ thông tin khác xa so với những gì xảy ra cách đây 3 thập kỷ.

Tác động tới hôn nhân

Năm 2020 chứng kiến sự giảm mạnh các đám cưới thông thường. Nhiều cặp uyên ương đã hủy bỏ buổi lễ cưới và coi trọng sự an toàn cho chính họ và người thân, bạn bè.

Ngược lại với đám cưới, thì ly hôn lại gia tăng. Theo số liệu của công ty cung cấp các văn bản pháp lý Mỹ Legal Templates, từ tháng 3-6/2020, số người ly hôn cao hơn 34% so với cùng kỳ 2019. 

Thoạt nhìn, đây là một tin xấu, vì kết thúc một cuộc hôn nhân không phải là ý tưởng hay ho. Nhưng ở chiều kia với việc các cặp vợ chồng sống chung  trong một thời gian dài, nhiều người nhận ra rằng hôn nhân của họ không hạnh phúc, nên cần chia tay. Các chuyên gia cho rằng sự kết hợp mang tính miễn cưỡng sẽ gây căng thẳng thể chất, tinh thần, tài chính, gia tăng bệnh tật và ảnh hưởng tới con cái và nhiều thiệt thòi vô hình khác. 

Tuy nhiên, Covid-19 không thực sự là nguyên nhân dẫn đến ly hôn mà chỉ là chất xúc tác, khiến 2 người không thực sự thuộc về nhau, mọi thứ giấu kín thì nay mới lộ ra, nên việc giải thoát cho nhau sẽ “lợi nhiều hơn hại”.

Theo phát hiện của Legal Templates, kể từ khi đại dịch bùng phát, 45% các cặp ly hôn có con dưới 18 tuổi. Còn theo chuyên gia tâm lý người Mỹ Wendy Paris, tác giả của nghiên cứu mang tên “Splitopia” thì sống chung vì con cái còn tệ hơn cả việc ly hôn bất chấp con cái.

Dòng sự kiện
Ý kiến của bạn